Lịch sử 4.0 – Môn học tưởng chừng “khô khan” trở nên thú vị hơn bao giờ hết! UTS Lịch sử 4.0 – Môn học tưởng chừng “khô khan” trở nên thú vị hơn bao giờ hết!

Lịch sử 4.0 – Môn học tưởng chừng “khô khan” trở nên thú vị hơn bao giờ hết!

TIN TỨC

30/11/2021

Nghiên cứu của Th.S Trần Vũ Linh
Giáo viên trường Quốc tế Nam Mỹ UTS


Môn “Lịch sử” trước đây thường được xem là khá khô khan, “khó nhằn” với nhiều bạn học sinh vì lượng kiến thức cần ghi nhớ khá “đồ sộ” cũng như đặc thù môn học khó liên tưởng với thực tế thời hiện đại. Cũng chính vì vậy, những thầy cô bộ môn Lịch sử luôn không ngừng tìm tòi, cải tiến những phương pháp giảng dạy mới mẻ và thú vị để giúp các bạn học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. Và tại UTS, giáo viên Lịch sử đã thực hiện một phương pháp vô cùng độc đáo: “Vận dụng nghệ thuật múa rối bóng trong dạy học Lịch sử”.

Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS là trường Quốc tế đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh tiên phong trong việc đưa nghệ thuật múa rối bóng vào dạy học lịch sử


Việc vận dụng nghệ thuật múa rối bóng vào dạy học, đặc biệt là dạy học Lịch sử tại các trường phổ thông còn rất mới mẻ. Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS là trường Quốc tế đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh tiên phong trong việc đưa nghệ thuật múa rối bóng vào dạy học lịch sử và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Dự án “Vận dụng nghệ thuật múa rối bóng trong dạy học lịch sử” được thực hiện lần đầu tiên trong năm học 2020-2021 với sự tham gia của 34 học sinh khối 10 và 11. Sau 2 tháng triển khai, các em học sinh đã hoàn thành bốn tác phẩm với nội dung xoay quanh hai chủ đề: “Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X-XV” và “Chiến tranh thế giới”. Đây là những tác phẩm đầu tay, được thầy và trò UTS dành nhiều tâm huyết và đầu tư cả về mặt hình thức và nội dung. Mặc dù vốn hiểu biết và kinh nghiệm về nghệ thuật múa rối bóng còn nhiều hạn chế, nhưng sản phẩm các bạn học sinh tạo ra vẫn vô cùng ấn tượng và truyền tải được câu chuyện, bối cảnh lịch sử như chủ đề đưa ra.

Mục tiêu của dự án học tập là vừa bám sát chuẩn kiến thức, vừa hướng đến xây dựng một không gian học tập đầy hứng khởi cho môn Lịch sử và tìm hiểu kỹ năng đặc thù của bộ môn múa rối bóng. Chính vì vậy, khi viết kịch bản múa rối bóng, các bạn học sinh cần đảm bảo 3 yếu số sau:

• Đảm bảo tính lịch sử: đảm bảo tính chính xác về mặt thời gian, sự kiện, nhân vật.

• Xây dựng hình tượng cho các nhân vật (đặc biệt là nhân vật chính), giúp người xem dễ dàng nhận diện và khuyến khích sự sáng tạo phần hình ảnh, xây dựng tính cách và hành động của các nhân vật.

• Phác thảo chi tiết phần hình ảnh, âm thanh, hành động của từng nhân vật. Bởi lẽ, con rối là một nhân vật “tĩnh” và nó chỉ thực sự “sống” khi biết kết hợp linh hoạt giữa âm thanh và hành động.

Tại dự án này, các con rối được thiết kế từ những vật liệu dễ tìm hoặc được tái sử dụng như bìa nhựa cứng, bìa carton, đũa tre, kẽm, dây dù, đinh tán… Các phần trên cơ thể con rối được liên kết với nhau bằng đinh tán hoặc dây dù, đảm bảo các khớp nối ở tay, chân, đầu so với phần thân phải là “khớp động”.

Thông qua dự án “Vận dụng nghệ thuật múa rối bóng trong dạy học lịch sử”, UTS đã thành công trong việc:

• Tạo không gian học tập lý thú, góp phần giúp học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử.

• Đổi mới phương pháp dạy học, cách tiếp cận môn học mới lạ.

• Góp phần bảo tồn nghệ thuật múa rối bóng, một loại hình nghệ thuật dân tộc cần được gìn giữ và quảng bá sâu rộng.

• Kích thích sự sáng tạo của học sinh trong toàn bộ quá trình tham gia dự án.

Tạm kết, việc vận dụng loại hình nghệ thuật múa rối bóng vào môn Lịch sử thật sự đem lại nhiều không gian khám phá hơn cho các bạn học sinh. Tự hào là một trong những trường đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh áp dụng phương pháp giảng dạy 4.0 này, UTS đã tạo cho các bạn học sinh một góc nhìn mới về bộ môn Lịch sử vốn kén người học cũng như về nghệ thuật dân gian truyền thống. UTS-ers không chỉ trau dồi thêm kỹ năng về bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc này, mà còn kích thích sự sáng tạo – một trong sáu giá trị cốt lõi của UTS.

Tin tức và sự kiện nổi bật