Giáo dục STEM - phương thức giáo dục giúp trẻ phát huy tiềm năng Giáo dục STEM – phương thức giáo dục đổi mới giúp trẻ phát triển tiềm năng

Giáo dục STEM - phương thức giáo dục đổi mới giúp trẻ phát triển tiềm năng

TIN TỨC

31/08/2022

Giáo dục STEM là một trong những định hướng giáo dục được chú trọng tại UTS - trong nỗ lực trang bị cho học sinh hành trang cần thiết cả về kỹ năng lẫn kiến thức để có thể sẵn sàng cống hiến cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của chính bản thân và cộng đồng xung quanh, hoặc tiếp tục chinh phục những nấc thang cao hơn trên con đường học thuật.

Vậy thế nào là giáo dục STEM và vì sao trẻ nên được tiếp xúc với STEM từ sớm? Mời Quý phụ huynh cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Giáo dục STEM là gì? Nó được hình thành và phát triển như thế nào?

STEM là một triết lý giảng dạy tích hợp bốn lĩnh vực bao gồm: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Toán học (Mathematics) thành một chương trình đa ngành. STEM tập trung vào các kiến thức và kỹ năng thực tế, khác với các phương pháp giảng dạy truyền thống thiên về học thuật.

Cụm viết tắt STEM được công bố lần đầu vào năm 2001 bởi các nhà quản lý khoa học tại Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF), một sự thay đổi so với trật tự cũ là SMET. Kể từ thời điểm đó, chương trình giảng dạy tập trung vào STEM đã được mở rộng sang nhiều quốc gia ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, điển hình như Úc, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan và Vương quốc Anh. Mục đích ra đời của STEM là nhằm đào tạo ra lực lượng lao động trình độ cao, có đầy đủ học vấn và kỹ năng cần thiết.

lich-su-phat-trien-giao-duc-stem

Lịch sử phát triển giáo dục STEM

Năm 2012, nhiều tổ chức giáo dục tư thục tại Việt Nam đã bắt đầu áp dụng ​​giáo dục STEM vào chương trình giảng dạy chính. Năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với Liên đoàn STEM đã tổ chức Ngày hội STEM toàn quốc lần đầu tiên. Cũng trong năm đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa STEM vào danh sách những lĩnh vực được khuyến khích áp dụng trong chương trình giáo dục phổ thông quốc gia. Tháng 5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 16 xoay quanh việc thay đổi mạnh mẽ chính sách, nội dung, phương thức giáo dục và dạy nghề để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu hướng công nghệ sản xuất mới, trọng tâm là đẩy mạnh đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, công nghệ thông tin trong giáo dục phổ thông.

5 lý do vì sao trẻ nên tiếp xúc với giáo dục STEM ngay từ những bậc học đầu tiên 

STEM rèn luyện cho học sinh tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, năng lực quản lý và khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn.

1. Giáo dục STEM là tiền đề cho sự phát triển lực lượng kinh tế trong tương lai

Một nền giáo dục STEM mạnh mẽ ngày càng quan trọng hơn đối với nền kinh tế của chúng ta. Theo số liệu dự đoán của Cục thống kê lao động Hoa Kỳ*, nhu cầu nhân lực trong các ngành nghề thuộc nhóm STEM có thể sẽ tăng 10.5% vào năm 2030, nổi bật nhất chính là công nghệ và kỹ thuật. Y tế cũng là một ngành yêu cầu kiến thức và kỹ năng từ STEM đang phát triển rất mạnh. Ngược lại, các ngành nghề không thuộc STEM sẽ chỉ tăng trưởng 5%. Hơn nữa, những công việc yêu cầu nền tảng STEM thường mang lại mức lương cao hơn.

*(U.S Bureau of Labor Statistic (2022), Employment in STEM occupations, https://www.bls.gov/emp/tables/stem-employment.htm , truy cập ngày 24/08/2022)

Nhìn chung, giáo dục STEM giúp đào tạo ra thế hệ nhân lượng chuẩn chỉnh cả về kiến thức lẫn kỹ năng, có khả năng tự học và thích ứng tốt, sẵn sàng tham gia vào các ngành nghề chủ lực của nền kinh tế.

2. Giáo dục STEM giúp học sinh rèn luyện tư duy phản biện qua các dự án thực tế

Giáo dục STEM không phải là một khối kiến ​​thức hay một môn học, mà đó là một cách thức để tư duy. Các dự án STEM luôn đặc biệt hiệu quả trong việc giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy phản biện là vì  chúng mang đến cho học sinh những vấn đề thực tế và gần gũi. Giáo dục STEM tạo cho trẻ cơ hội để phát huy sự  chủ động trong tư duy và vận dụng những gì được học để xử lý tình huống đưa ra. Trong một môi trường học tập STEM, giáo viên đóng vai trò như một người hướng dẫn và đồng hành với học sinh hơn là giảng dạy một chiều với nội dung giáo án có sẵn.

Đọc thêm: Những bài học bất ngờ từ STEM ở trường Song ngữ tại TPHCM được bật mí

3. Giáo dục STEM giúp trẻ làm quen với việc cộng tác, từ đó phát triển kỹ năng làm việc nhóm

Sự cộng tác và phối hợp nhịp nhàng giữa các cá thể trong cùng một đội nhóm là một trong động lực chính mang lại thành công cho dự án. Sự hợp tác hầu như cần thiết cho mọi hạng mục công việc, lĩnh vực, ngành nghệ, do đó nó nghiễm nhiên trở thành một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất ở thế kỷ 21. Các lớp học theo định hướng STEM thường tổ chức nhiều hoạt động nhóm hơn các môn học khác, vì như chúng tôi đã đề cập ở trên, sẽ có rất nhiều dự án thực hành được tổ chức. Qua những giờ học này, học sinh sẽ có cơ hội làm quen, học cách cộng tác cùng các bạn khác, biết cách phân công, quản lý công việc và hỗ trợ lẫn nhau. Hơn nữa, các em còn biết cách tranh luận sao cho phù hợp để cùng đưa ra phương án chung.

giao-duc-stem-giup-phat-trien-ky-nang-lam-viec-nhom

Giáo dục STEM giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm

4. Giáo dục STEM giúp học sinh trau dồi kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc

Các lớp học định hướng giáo dục STEM, đặc biệt là các nội dung về công nghệ và kỹ thuật, thường liên quan khá nhiều đến các dự án thực hành. Việc thiết kế một chương trình rô bốt, động cơ hoặc máy tính đơn giản thường bao gồm nhiều công đoạn và cần vài ngày để hoàn thành. Từ các dự án đó, học sinh sẽ học được cách quản lý thời gian của mình và bố trí, sắp xếp công việc sao cho mọi thứ diễn ra theo đúng tiến độ đề ra. Và kỹ năng sẽ theo các em trong suốt cuộc đời, có tính ứng dụng cả trong công việc ở chỗ làm lẫn quán xuyến việc nhà.

Đọc thêm các bài viết liên quan về trường tiểu học để đưa ra định hướng tiếp thu kiến thức STEM cho các bé: Trường tiểu học quận 4

giao-duc-stem-giup-hoc-sinh-phat-trien-ky-nang-quan-ly-cong-viec

Giáo dục STEM giúp học sinh phát triển kỹ năng sắp xếp và quản lý công việc

5. Giáo dục STEM giúp trẻ biết cách ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế

Thông qua quá trình thực nghiệm, học sinh có thể ứng dụng ngay những gì mình vừa được học trong sách vở để giải quyết một vấn đề cụ thể, liên quan mật thiết đến đời sống. Chính vì vậy, học sinh không cần phải dành nhiều thời gian để học thuộc lòng lý thuyết và tìm mọi cách để ghi nhớ  kiến thức. Chỉ khi thật sự hiểu và nắm được cách vận dụng, thì kiến thức mà học sinh dung nạp mới có thể chuyển đổi thành hiểu biết, kinh nghiệm của cá nhân.

giao-duc-stem-ung-dung-ly-thuyet-vao-thuc-tien

Giáo dục STEM giúp học sinh ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn

Tóm lại, giáo dục STEM là một triết lý giáo dục tiến bộ, có thể giúp trang bị cho học sinh đầy đủ hành trang kiến thức lẫn kỹ năng để phát huy bản thân. Hiểu được tầm quan trọng đó, Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS luôn cố gắng xây dựng, triển khai chương trình STEM với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn, tạo điều kiện tối đa cho học sinh khám phá thế giới, từ đó khám phá và phát huy năng lực cần thiết. Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm về chương trình giáo dục STEM tại UTS qua video ngắn dưới đây:

Quý phụ huynh cần được tư vấn về học phí trường Quốc tế Nam Mỹ UTS, vui lòng liên hệ với Nhà trường thông qua:

TRƯỜNG QUỐC TẾ NAM MỸ UTS
Cơ sở 1 | UTS Van Lang Complex
    • Cổng 1: 69/68 Đặng Thuỳ Trâm, p.13, Q.Bình Thạnh, HCM
    • Cổng 2: 80/68 Dương Quảng Hàm, p.5, Q.Gò Vấp, HCM
Cơ sở 2 | UTS Botanique Campus
  • 360D Bến Vân Đồn, P.1, Quận 4, HCM
LIÊN HỆ

Tin tức và sự kiện nổi bật