Học tập trải nghiệm: Khi việc học không chỉ dừng lại ở sách vở UTS Học tập trải nghiệm: Khi việc học không chỉ dừng lại ở sách vở

Học tập trải nghiệm: Khi việc học không chỉ dừng lại ở sách vở

TIN TỨC

23/06/2022

Tại UTS, chúng tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đều là một “hạt mầm khác biệt” và xứng đáng được trưởng thành theo cách của riêng mình. Mỗi học sinh sẽ có cách học tập khác nhau và tất nhiên không phải bạn nào cũng phù hợp với phương thức học tập truyền thống.

Với lý do này, UTS áp dụng phương pháp “Học tập trải nghiệm” (HTTN) vào chương trình giảng dạy, mang đến một phương thức học tập thay thế cho các mô hình học tập truyền thống, và trong bài viết này, UTS sẽ chia sẻ nhiều điểm nổi bật về mô hình “Học tập trải nghiệm” đến quý phụ huynh và học sinh..

1. Học tập thông qua trải nghiệm là gì?

Theo định nghĩa cơ bản nhất, Học tập trải nghiệm là quá trình nắm bắt thông tin và học tập thông qua các trải nghiệm, và có thể được rút gọn hơn nữa đó là “học tập thông qua việc chiêm nghiệm lại quá trình thực hành” (Patrick 2011:1003).

Khác với mô hình “Học tập thông qua thực hành” chỉ đơn giản là chúng ta thực hành một hoạt động nào đó, “Học tập trải nghiệm” chú trọng vào tất cả trải nghiệm trong quá trình học tập, gồm cả cảm xúc, các yếu tố về mặt nhận thức và môi trường. Phương thức này hướng đến việc học tập theo chiều sâu, thay vì chỉ nắm được thông tin bề mặt. Từ đó Học sinh có thể khai thác chủ đề từ nhiều khía cạnh và hướng tiếp cận khác nhau, từ đọc hiểu và thí nghiệm đến việc phân vai và thảo luận.

2. Mô hình này hoạt động như thếnào?  

hoc tap trai nghiem

Mô hình hoạt động của phương pháp "Học tập trải nghiệm"

2.1. Trải nghiệm: 

Đây có thể là một trải nghiệm hoàn toàn mới hoặc mô phỏng lại một trải nghiệm đã từng xảy ra. Trong mỗi trải nghiệm cụ thể, từng bạn sẽ tham gia vào một hoạt động hoặc nhiệm vụ. Chìa khóa cốt lõi chính là phải tích cực tham gia vào trải nghiệm đó, vì n. Nếu học sinh chỉ đọc hoặc xem qua thì chưa đủ để các bạn có thể thật sự hiểu vấn đề và ghi nhớ lâu dài.

2.2 Chiêm nghiệm: 

Giai đoạn này cho phép học sinh đặt câu hỏi và thảo luận về bài học với các bạn khác. Sự trao đổi ở giai đoạn này là rất quan trọng, vì nó cho phép học sinh nhận ra sự khác biệt giữa lý thuyết và trải nghiệm thực tế.

2.3. Suy ngẫm: 

Học sinh có không gian chiêm nghiệm kiến thức của bản thân hoặc thảo luận với các bạn. Học sinh sẽ lý giải các trải nghiệm và so sánh với kiến thức hiện có của các bạn. Kiến thức này không cần phải là "mới", học sinh có thể phân tích những thông tin mới rút ra được và điều chỉnh kết luận của các bạn dựa trên những ý tưởng đã có sẵn.

2.4. Hành động: 

Học sinh thực hiện lại nhiệm vụ, nhưng lần này với mục tiêu áp dụng kết luận ở bước 3 vào những trải nghiệm mới. Các bạn có thể phân tích và dự đoán kết quả. Bằng cách cho phép học sinh áp dụng kiến thức học được qua các trải nghiệm thực tế, học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức và biết cách vận dụng trong tương lai.

3. Lợi ích của mô hình “Học tập trải nghiệm”

Có hai mục tiêu trong Học tập trải nghiệm. Thứ nhất là nắm được các thông tin chi tiết của một môn học cụ thể, và còn lại là hiểu về quá trình học tập của một cá nhân.”

Học tập trải nghiệm mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho quá trình giảng dạy và học tập. Nhìn chung, sau đây là một số lợi ích lớn nhất của “Học tập trải nghiệm”:
  • Phát huy sự sáng tạo , cho cả giáo viên và học sinh.
  • Học hỏi và rút kinh nghiệm từ những sai sót của mình.
  • Khuyến khích sự chiêm nghiệm và khả năng tự quan sát.
  • Giúp việc nắm bắt những khái niệm khó khăn hay mơ hồ trở nên dễ dàng hơn.
  • Trang bị cho học sinh nhỏ tuổi hành trang tương lai, tạo ra những kĩ năng có giá trị lâu dài và cần thiết để bước vào thế giới hiện đại.
Giáo viên sử dụng phương pháp này quan sát thấy rằng người học có sự cải thiện thái độ trong học tập một cách tích cực hơn. 4. UTS đã áp dụng Học tập trải nghiệm vào chương trình như thếnào?

"Khi tôi nghe, tôi sẽ quên. Khi tôi nhìn, tôi sẽ nhớ. Khi tôi làm, tôi sẽ hiểu" - Khổng Tử

Tại UTS, chúng tôi tin vào giá trị mà Học tập trải nghiệm mang lại cho học sinh. Chúng tôi luôn lồng ghép “Học tập trải nghiệm” vào chương trình học bao gồm cả Chương trình Phổ thông Quốc gia và Chương trình Quốc tế.

Ở bậc Tiểu học, học sinh UTS khám phá Học tập trải nghiệm theo nhiều cách khác nhau. Một ví dụ cụ thể như trong Chương trình Quốc tế Oxford, bài học tập trung vào hạnh phúc, giá trị của cơ thể và tinh thần khỏe mạnh.

  tò he

Dự án "Tò he ơi!" của các em học sinh Tiểu học

• Về mặt thể chất, học sinh được khuyến khích chơi thể thao, nhận được lời khuyên từ giáo viên Thể dục, để cải thiện bản thân mỗi ngày. Học sinh còn học thiền và nuôi dưỡng tâm trí để rèn luyện sự tập trung và tìm thấy bình yên cho chính mình.

• Về mặt học thuật, học sinh được hướng dẫn về tầm quan trọng của việc có chế độ ăn uống lành mạnh, sau đó tạo ra các công thức nấu ăn của riêng mình và tự làm bữa ăn từ những công thức đó, và cuối cùng trình bày kết quả trước lớp. Ở đây, chúng ta thấy tất cả các giai đoạn khác nhau của mô hình Học tập trải nghiệm: học tập và thu thập kiến thức, tạo ra ý tưởng của riêng mình, thử nghiệm và cuối cùng thực hiện lại công thức tạo ra một món mới thậm chí ngon hơn.

Với bậc học Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, “Học tập trải nghiệm” được tập trung lồng ghép vào trong các môn Khoa học như: Sinh học, Hóa học, Vật lý,... Học sinh được trải nghiệm thực tế các hiện tượng, sự vật để nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả nhất.

  mô hình (2)

Lớp học Địa lý: Dự án "Thiết kế khu công nghiệp" 

Chẳng hạn, thay vì chỉ quan sát cấu trúc các cơ quan qua hình ảnh trong sách giáo khoa, các em học sinh sẽ có các buổi quan sát thực tế cơ thể động vật. Điều này không chỉ giúp ghi nhớ lâu mà còn hiểu được hoạt động của từng cơ quan. Một ví dụ khác, đối với môn Hóa học, học sinh được tự tay làm các thí nghiệm để quan sát hiện tượng cụ thể thay vì chỉ được biết qua các phương trình hóa học trên giấy. Về cơ bản, học sinh học cách kết nối thực tế và lý thuyết. Hay thông qua cả các lớp học STEM và Robotics, nơi học sinh thực hiện các môn học liên ngành bao gồm - Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học  rồi kết hợp chúng với nhau để tạo các robot mới để có thể hiểu về mã hóa, vật lý và toán học. Các bạn có thể gỡ rối các vấn đề của mình, thảo luận với các bạn cùng nhóm và giáo viên, sau đó điều chỉnh dự án của mình.

  stem

Chung kết cuộc thi STEM INNOVATION DAY 2021

KẾT LUẬN

Bất kể bạn là ai, cho dù là giáo viên, học sinh hay làm một công việc hoàn toàn khác, học tập trải nghiệm có thể mang lại nhiều giá trị quý giá. “Học tập trải nghiệm” ủng hộ ý kiến rằng học tập là một quá trình diễn ra suốt đời và chúng ta không cần phải luôn tuân theo các phương pháp học tập truyền thống để phát triển cá nhân hoặc chuyên môn. Là những người học trong thế kỷ 21, các em học sinh phải tận dụng mọi cơ hội để thu nhận thông tin theo đa dạng phương thức khác nhau, và chúng tôi tin rằng học tập trải nghiệm mang lại cơ hội cho học sinh được khai phá và tiếp thu mọi kiến thức theo cách phù hợp nhất với các em.

TRƯỜNG QUỐC TẾ NAM MỸ UTS
Cơ sở 1 | UTS Van Lang Complex
    • Cổng 1: 69/68 Đặng Thuỳ Trâm, p.13, Q.Bình Thạnh, HCM
    • Cổng 2: 80/68 Dương Quảng Hàm, p.5, Q.Gò Vấp, HCM
Cơ sở 2 | UTS Botanique Campus
  • 360D Bến Vân Đồn, P.1, Quận 4, HCM
LIÊN HỆ

Tin tức và sự kiện nổi bật