Học Tập Theo Dự Án: Giúp Học Sinh Làm Quen Với Thế Giới Thực Tế UTS Học Tập Theo Dự Án: Giúp Học Sinh Làm Quen Với Thế Giới Thực Tế

Học Tập Theo Dự Án: Giúp Học Sinh Làm Quen Với Thế Giới Thực Tế

TIN TỨC

04/07/2022

Học tập theo dự án là gì?

Học tập theo dự án (Project-based Learning – PBL) là một phương pháp giảng dạy tạo điều kiện cho học sinh phát triển kiến thức và kỹ năng thông qua các dự án học tập. Chủ đề dự án thường được đặt ra dựa trên những thách thức và vấn đề mà các bạn có thể gặp phải trong thế giới thực.

Tại sao nên Học tập theo dự án? Chúng ta đang sống trong một thế giới dựa trên những dự án

Nhiều nhà giáo dục đã chỉ ra rằng, thế giới hiện đại của chúng ta được duy trì và phát triển thông qua việc hoàn thành các dự án.

Đó là sự thật! Công việc cuối tuần của bạn, một bài thuyết trình sắp tới hoặc tổ chức một sự kiện gây quỹ — tất cả đều là những dự án. Vậy nên, chúng ta cần giúp học sinh làm quen với cách vận hành của thế giới thông qua các dự án và ứng dụng trong thế giới thực. Và phương pháp PBL sẽ chuẩn bị cho học sinh lối tư duy độc lập, sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết.

7 yếu tố cần thiết cho việc Học tập theo dự án

PBL

1.Vấn đề thách thức

Một dự án luôn dựa trên một vấn đề có ý nghĩa cần giải quyết. Một câu hỏi, vấn đề hay giúp học sinh có không gian để xây dựng và khám phá trong suốt quá trình học tập.

2. Không ngừng tìm tòi

Để thực hiện một dự án, học sinh cần thực hiện một quá trình nghiên cứu mở rộng và chặt chẽ bao gồm thu thập thông tin, nghiên cứu và ứng dụng. Một dự án chất lượng cao đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ thấu đáo và phân tích các vấn đề hoặc thách thức được đưa ra.

3. Tính thực tế

Một dự án thiết thực cần liên quan đến bối cảnh thế giới thực, giải quyết các kỹ năng của thế kỷ 21 và nói lên những mối quan tâm, sở thích và vấn đề có liên quan trong cuộc sống của học sinh. Một dự án thiết thực cũng kết nối học sinh với mọi người, tạo ra trải nghiệm học tập độc đáo.

4. Tiếng nói và sự lựa chọn của học sinh

Học tập theo dự án mang đến cho học sinh cơ hội đưa ra quyết định về những gì các bạn tạo ra và cách thể hiện ý tưởng đó. Cơ hội tự quyết định này tạo ra sự chủ động trong học sinh, thúc đẩy các bạn làm việc chăm chỉ hơn và quan tâm nhiều hơn đến dự án đã chọn của mình.

5. Sự chiêm nghiệm

Một dự án hoàn chỉnh phải bao gồm thời gian để học sinh suy ngẫm. Thời gian để chiêm nghiệm này tạo cơ hội để các bạn nhìn ra những điều chỉnh cần thiết cho dự án và tích lũy kinh nghiệm quý giá để phát triển.

6. Đánh giá và sửa đổi

Học tập dự án khuyến khích học sinh phản hồi, tiếp nhận phản hồi để điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm cuối cùng của mình. Quá trình này có thể tạo ra những tranh cãi không đáng có, tuy nhiên đó cũng là kỹ năng giải quyến vấn đề cần có ở mỗi học sinh

7. Công bố sản phẩm

Bước cuối cùng của dự án là để học sinh công khai tác phẩm của mình bằng cách chia sẻ, giải thích hoặc trình bày cho mọi người. Điều này cũng giúp tăng cường sự trao đổi giữa học sinh với phụ huynh hoặc mọi người xung quanh.

Tại UTS, Chúng tôi rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua Học tập dự án như thế nào? 

Hiểu được những điều mà học sinh thật sự cần cho tương lai, UTS chủ động xây dựng các dự án học tập xuyên suốt cả năm học, giúp cho quá trình học tập của các bạn trở nên thú vị hơn, đồng thời cũng đem lại những giá trị bền vững cho học sinh:
  • Áp dụng hiệu quả kiến thức vào thực hành
  • Phân tích, hiểu được cốt lõi của vấn đề
  • Phát triển tư duy phản biện và khả năng lập kế hoạch
  • Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình nghiên cứu/sản phẩm đến mọi người
Cùng khám phá một số Dự án học tập nổi bật của Cấp Trung học tại UTS trong năm học vừa qua nhé:

Dự án "Lên men"

Áp dụng những kiến thức của quá trình lên men lactic và lên men etylic, UTS-ers bắt tay thực hiện dự án nhằm tạo ra những sản phẩm như sữa chua, bánh mì, cơm rượu… Mặc dù chỉ có 2 tuần để hoàn thành dự án, nhưng mỗi phần thuyết trình của các bạn học sinh đều thể hiện sự chuẩn bị chu đáo, chỉn chu trong nghiên cứu và thực hiện.

Không khó để hoàn thiện những sản phẩm lên men kể trên. Song, việc học sinh tự tay hoàn thiện các sản phẩm là cơ hội quý giá để UTS-ers tự mình phát triển kỹ năng của bản thân. Các bạn không chỉ được học hỏi những kiến thức mới mà ngoài ra còn nâng cao kỹ năng sáng tạo và phối hợp hiệu quả với đồng đội của mình để hoàn thiện dự án.

Dự án "Khu Công nghiệp"

Các UTS-ers đã có cơ hội phát huy tối đa óc tư duy và sáng tạo qua dự án Khu Công nghiệp, vận dụng thành thạo phần mềm để phác thảo, thiết kế mô hình trực quan. Cách học và thực hành này giúp các em hiểu và phân tích được thực trạng và quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, cũng như một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam nói chung và khu vực Đông Nam Bộ nói riêng.

Thầy Vĩnh Thụy - Giáo viên môn Địa lý chia sẻ: “Tôi tự hào và cảm thấy hạnh phúc khi nhận được sản phẩm và phần báo cáo của các con. Đây là dự án đòi hỏi tính tỉ mỉ cao và phải có sự phân công nhiệm vụ hợp lý giữa các thành viên trong mỗi nhóm. Các con đã thể hiện được sự hứng thú, tập trung và trách nhiệm cao để có được sản phẩm chung của cả nhóm. Về mặt kỹ thuật, các con đã tự lên ý tưởng, phác thảo và sử dụng rất thành thạo phần mềm Tinkercad. Đây sẽ là hướng mới để học sinh UTS làm quen và có kiến thức nền tảng với các ngành thiết kế, đồ hoạ, quy hoạch và tổ chức lãnh thổ”.

Dự án "Thiết kế mô hình Máy Phát Điện - Máy Biến Thể" 

Trong dự án "Thiết kế mô hình Máy Phát Điện - Máy Biến Thế", dựa trên nguyên lý hoạt động đã được học, các UTS-ers tự tay lên thiết kế mô hình một cách tối ưu nhất. Các bạn đã cùng nhau tái chế dây đồng trong các dây điện cũ, uốn nắn chúng sao cho hợp lý để biến thành máy biến thế, máy phát điện xoay chiều có khả năng thắp sáng.

máy biến thế

Dự án định hướng học sinh phát triển năng lực STEM từ khâu thiết kế phương án, gia công, chế tạo, vận hành thử nghiệm, báo cáo thành quả, và đặc biệt là có cơ hội cho học sinh áp dụng những lý thuyết thô sơ vào thực tế để tạo nên sản phẩm có ích.

máy phát điện

Tin tức và sự kiện nổi bật