Cẩm nang chinh phục kỳ thi Advanced Placement (AP): Bước đệm vững chắc đến các trường Đại học hàng đầu thế giới UTS Cẩm nang chinh phục kỳ thi Advanced Placement (AP): Bước đệm vững chắc đến các trường Đại học hàng đầu thế giới

Cẩm nang chinh phục kỳ thi Advanced Placement (AP): Bước đệm vững chắc đến các trường Đại học hàng đầu thế giới

TIN TỨC

28/04/2025

Bài viết này mang đến góc nhìn tổng quan về chương trình học và kỳ thi Advanced Placement (AP) - từ nội dung, các môn học cho đến những lợi thế nổi bật. Đây sẽ là nguồn thông tin giá trị dành cho học sinh và phụ huynh đang định hướng vào các trường đại học tại Mỹ và Canada, giúp xác định chiến lược học tập rõ ràng, đồng thời lựa chọn lộ trình giáo dục quốc tế phù hợp với mục tiêu tương lai ngay từ sớm.

Giới thiệu chung về chương trình Advanced Placement (AP)

Về chương trình AP

Advanced Placement (AP) là một chương trình học thuật tại Mỹ và Canada dành cho học sinh trung học phổ thông, được phát triển bởi College Board (đơn vị tổ chức các kỳ thi SAT và TOEFL) tại Hoa Kỳ. Chương trình này cung cấp các môn học chuyên sâu có nội dung tương đương với các môn đại cương ở bậc đại học năm nhất.

Mục tiêu của chương trình Advanced Placement (AP)

Chương trình Advanced Placement (AP) được áp dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục phổ thông ở Mỹ và Canada như một cơ hội tiếp cận kiến thức chuyên sâu từ sớm cho học sinh. Với mục tiêu chuẩn bị nền tảng vững chắc cho bậc đại học, chương trình AP mang lại nhiều lợi thế lớn và thiết thực:

  • Phát triển tư duy học thuật: Chương trình AP giúp học sinh tiếp cận sớm với kiến thức chuyên sâu và tư duy phân tích – một kỹ năng rất cần thiết trong môi trường đại học. Thông qua việc học các môn nâng cao và rèn luyện theo định hướng hàn lâm, học sinh có cơ hội hình thành tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề ngay ở bậc học phổ thông.
  • Tích lũy tín chỉ đại học từ sớm: Học sinh hoàn thành các môn học trong chương trình AP có thể được các trường đại học công nhận tín chỉ tương đương với các môn học đầu khóa. Điều này giúp rút ngắn thời gian học tập bậc đại học, giảm thiểu chi phí và tạo điều kiện để ra trường sớm hơn – từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh trong học tập và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
  • Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông: Chương trình AP không chỉ hỗ trợ học sinh mà còn thúc đẩy các trường học nâng cao tiêu chuẩn đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và xây dựng môi trường học tập học thuật hơn. Nhờ vậy, giáo viên và học sinh đều được tiếp cận với cách dạy – học hiện đại, tiên tiến và giàu tính ứng dụng.
  • Gia tăng lợi thế cho học sinh quốc tế khi du học: Với học sinh quốc tế, việc có số điểm AP cao là một minh chứng rõ ràng về năng lực học thuật và điều này tạo lợi thế lớn khi ứng tuyển vào các trường đại học tại Mỹ, Canada và các quốc gia khác như Úc, Singapore, Đức, Pháp,...

Chương trình AP giúp học sinh quốc tế có lợi thế lớn khi ứng tuyển vào các trường Đại học tại Mỹ và Canada

Chương trình AP giúp học sinh quốc tế có lợi thế lớn khi ứng tuyển vào các trường Đại học tại Mỹ và Canada

Các môn học trong chương trình Advanced Placement (AP)

Chương trình Advanced Placement (AP) không quy định các môn học bắt buộc, mà cho phép học sinh lựa chọn các môn phù hợp với năng lực cá nhân, sở thích và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Theo thống kê từ College Board, hiện có khoảng 40 môn học AP  thuộc 7 lĩnh vực chính:

  • Chương trình văn bằng nghiên cứu chuyên sâu
  • Nghệ thuật
  • Tiếng Anh
  • Lịch sử và Khoa học xã hội
  • Toán học và Khoa học máy tính
  • Khoa học
  • Ngôn ngữ và Văn hoá thế giới

Số lượng môn học Advanced Placement (AP) mà học sinh nên hoàn thành phụ thuộc vào yêu cầu đầu vào của từng trường đại học, đặc biệt là mức độ cạnh tranh và vị trí xếp hạng học thuật của trường đó. Dưới đây là định hướng số môn AP nên có, tương ứng với thứ hạng của các trường đại học tại Hoa Kỳ:

  • Top 10: Nên hoàn thành từ 10 đến 14 môn AP (Harvard University, Stanford University, Princeton University,...)
  • Top 20: Ứng viên nên có từ 7 đến 12 môn AP (University of Chicago, Duke University, Columbia University,...)
  • Top 50: Ưu tiên học sinh đạt từ 3 đến 5 môn AP (University of Florida, Boston University, Ohio State University,...)
  • Các trường khác: Yêu cầu tối thiểu 2 đến 4 môn AP (Arizona State University,...)

** Lưu ý: số lượng môn học AP khuyến nghị ở trên mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy theo ngành học và yêu cầu cụ thể của từng trường.

Các môn học trong chương trình AP mang tính phân hoá cao và đa dạng trong nội dung, cho phép học sinh lựa chọn môn học phù hợp với sở trường và mục tiêu nghề nghiệp, đồng thời cung cấp lộ trình học tập được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tiêu chuẩn đánh giá của chương trình Advanced Placement (AP)

Hình thức thi

Mỗi môn thi Advanced Placement (AP) do College Board tổ chức thường bao gồm hai phần chính:

  • Trắc nghiệm (Multiple Choice): Kiểm tra khả năng ghi nhớ, hiểu và phân tích nhanh
  • Tự luận (Free Response): Đánh giá kỹ năng lập luận, phân tích chuyên sâu và trình bày học thuật

Kể từ kỳ thi tháng 5/2025, College Board sẽ triển khai hình thức thi trên máy tính cho 28 môn AP, giúp thí sinh tiếp cận kỳ thi thuận tiện hơn, đồng thời chuẩn hóa quy trình chấm điểm và quản lý bài thi hiệu quả hơn.

Đối tượng tham gia & lợi ích của chương trình Advanced Placement (AP)

Đối với học sinh

Chương trình AP dành cho học sinh trung học phổ thông có kế hoạch du học hoặc muốn tiếp cận chương trình chuẩn đại học ngay từ sớm. Thông qua chương trình học, học sinh có thể cải thiện khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện – những kỹ năng quan trọng trong môi trường giáo dục quốc tế. Bên cạnh đó, học sinh còn được rèn luyện thói quen tự học, kỹ năng nghiên cứu và trình bày học thuật – nền tảng cần thiết cho bậc đại học.

Ngoài ra, kỳ thi AP còn mang lại lợi thế lớn cho học sinh trong quá trình xét tuyển hồ sơ du học tại Mỹ, Canada, Úc,.. Nhờ việc các trường đại học danh giá như Harvard University, Yale University, Stanford University… công nhận kết quả thi kỳ thi AP và cho phép chuyển đổi tín chỉ, học sinh quốc tế có thể rút ngắn thời gian học đại học và tiết kiệm đáng kể chi phí, đồng thời thể hiện được thế mạnh về học thuật trong hồ sơ ứng tuyển.

Kỳ thi AP được công nhận bởi nhiều trường đại học hàng đầu thế giới, nhờ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh cho học sinh khi du học

Kỳ thi AP được công nhận bởi nhiều trường đại học hàng đầu thế giới, nhờ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh cho học sinh khi du học

Đối với các trường đại học

Không chỉ mang đến giá trị cho người học, chương trình AP còn đóng vai trò quan trọng với các trường đại học. Nhà trường có thể lựa chọn những sinh viên chất lượng cao bằng cách sử dụng kết quả kỳ thi AP để đánh giá chính xác năng lực đầu vào của học sinh.

Hơn nữa, việc tuyển sinh từ các sinh viên đã từng học và thi AP giúp nâng cao chất lượng đào tạo của trường, nhờ nền tảng học thuật vững chắc đã tích lũy trước đó, sẵn sàng tiếp cận kiến thức nâng cao của chương trình đại học.

Nhiều trường đại học quốc tế sử dụng AP để tuyển chọn những sinh viên có nền tảng học thuật vững vàng, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo

Nhiều trường đại học quốc tế sử dụng AP để tuyển chọn những sinh viên có nền tảng học thuật vững vàng, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo

Đối với giáo viên

Việc giảng dạy chương trình AP sẽ hỗ trợ giáo viên nâng cao chuyên môn, qua việc được tiếp cận với khung chương trình chi tiết, hệ thống tài liệu chất lượng, cùng các phương pháp giảng dạy tiên tiến theo chuẩn quốc tế. Hơn nữa, các giáo viên còn có cơ hội tham gia các khoá đào tạo chuyên sâu và hội thảo do College Board tổ chức, từ đó nâng cao năng lực sư phạm và khẳng định vị thế chuyên môn của mình trong môi trường giáo dục chất lượng cao.

Giáo viên thường xuyên được đào tạo chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy theo chuẩn quốc tế

Giáo viên thường xuyên được đào tạo chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy theo chuẩn quốc tế

So sánh chương trình giáo dục chuẩn Quốc tế: A-Levels và Advanced Placement (AP)

Tiêu chí A-Levels Advanced Placement
Quốc gia áp dụng chính   Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Úc, Singapore,...  Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Hà Lan, Singapore,... 
Mục tiêu chương trình  Chuẩn bị chuyên sâu cho bậc đại học  Cung cấp kiến thức nâng cao tích lũy tín chỉ đại học 
Độ tuổi học sinh   16–18 tuổi (sau GCSEs)  16–18 tuổi (thường từ lớp 10–12) 
Số lượng môn học   Thường chọn 3–4 môn chuyên sâu  Tự chọn từ 1 đến 15+ môn tùy theo năng lực định hướng  
Thời gian học   2 năm (AS Level + A2 Level)  1 năm cho mỗi môn AP 
Hình thức thi   Thi viết, đánh giá định kỳ, chia làm AS A2  Thi trắc nghiệm + tự luận, một số môn yêu cầu làm hồ tác phẩm 
Thang điểm đánh giá   A* (cao nhất) đến E (thấp nhất)  Từ 1 (không đạt yêu cầu) đến 5 (tuyệt đối đạt yêu cầu 
Khối lượng kiến thức   Chuyên sâu học trong thời gian dài   Chuyên sâu nhưng hc theo tng môn ngắn hạn linh hoạt 

 

Vì thế, để chọn được chương trình phù hợp nhất, cả phụ huynh và học sinh nên xác định rõ mục tiêu tương lai dài hạn và tham khảo thêm tư vấn chuyên môn từ các thầy cô tại trường. Đặc biệt, đối với những học sinh có kế hoạch du học tại Mỹ và Canada, việc theo học chương trình AP mang lại lợi thế rõ rệt. AP không chỉ giúp học sinh làm quen sớm với nội dung học thuật ở bậc đại học mà còn là thước đo uy tín được nhiều trường đại học nổi tiếng toàn cầu công nhận trong quá trình xét tuyển.

Xem thêm: Tìm hiểu chứng chỉ A-Levels và GCSEs trong hệ thống giáo dục Anh Quốc

Học sinh nên xác định rõ mục tiêu từ sớm và tham khảo định hướng từ giáo viên nhằm lựa chọn lộ trình học tập phù hợp và hiệu quả nhất

Học sinh nên xác định rõ mục tiêu từ sớm và tham khảo định hướng từ giáo viên nhằm lựa chọn lộ trình học tập phù hợp và hiệu quả nhất

Giới thiệu về trường Quốc tế Nam Mỹ UTS với lộ trình học theo chuẩn Common Core Hoa Kỳ

Giới thiệu về lộ trình Common Core Hoa Kỳ

Tại Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS, chương trình học được xây dựng theo chuẩn Common Core State Standards (CCSS) và Next Generation Science Standards (NGSS) của Hoa Kỳ, với mục tiêu phát triển toàn diện năng lực học thuật và kỹ năng thế kỷ 21 cho học sinh.

Các môn học chính bao gồm: Toán, Tiếng Anh, Khoa học và Kỹ năng công dân toàn cầu đều được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, từ đó tạo điều kiện để học sinh làm quen với môi trường học tập quốc tế từ sớm.

Chương trình không chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức mà còn rèn luyện các kỹ năng học thuật cốt lõi như: phân tích logic, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, làm việc nhóm và trình bày học thuật – những năng lực thiết yếu cho bậc đại học, giúp học sinh trở thành những công dân toàn cầu ưu tú trong tương lai.

Chương trình quốc tế theo chuẩn Common Core Hoa Kỳ tại UTS giúp học sinh phát triển toàn diện kiến thức và kỹ năng, sẵn sàng hội nhập quốc tế

Chương trình quốc tế theo chuẩn Common Core Hoa Kỳ tại UTS giúp học sinh phát triển toàn diện kiến thức và kỹ năng, sẵn sàng hội nhập quốc tế

Nhờ việc được học tập theo chuẩn Common Core, học sinh được trang bị một nền tảng kiến thức học thuật, khả năng tư duy độc lập và khả năng tự học để tự tin ôn luyện và đạt kết quả cao trong kỳ thi AP. Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS cũng khuyến khích học sinh tham gia kỳ thi này, đặc biệt là những học sinh muốn chinh phục các trường đại học danh tiếng tại Hoa Kỳ và các quốc gia nói tiếng Anh.

Xem thêm: chương trình học Quốc tế theo chuẩn Common Core tại UTS

Như vậy, chương trình Common Core tại trường Quốc tế Nam Mỹ UTS không chỉ trang bị nền tảng kiến thức vững chắc, mà còn đóng vai trò như một “bệ phóng học thuật” giúp học sinh tự tin chinh phục kỳ thi AP và thích nghi tốt với môi trường học tập ở các trường đại học hàng đầu trên thế giới.

Để tìm hiểu thêm về chương trình học quốc tế tại Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS, Phụ huynh vui lòng để lại thông tin chi tiết TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua hotline (028) 710 78887 ngay hôm nay nhé!

Tin tức và sự kiện nổi bật