Chính sách Bảo vệ Trẻ em - UTS
Chính sách Bảo vệ trẻ em
LỜI MỞ ĐẦU

Sứ mệnh của Nhà trường là kiến tạo môi trường học tập an toàn, tận tâm và sáng tạo, truyền cảm hứng cho tất cả học sinh phát triển tài năng và nhân cách để các em trở thành những người học tập trọn đời hoàn thiện và những nhà lãnh đạo nhân ái góp phần thay đổi thế giới tốt đẹp hơn.

Chính sách Bảo vệ Trẻ em UTS được ban hành nhằm đề ra các kế hoạch và hành động được cam kết thực hiện để đảm bảo rằng tất cả học sinh được bảo vệ đúng cách tại trường và tại nhà. Chính sách dựa trên việc Bảo vệ an toàn (Safeguarding) và thúc đẩy an sinh của trẻ em, được định nghĩa bao gồm:

  • Bảo vệ trẻ em khỏi sự ngược đãi;
  • Ngăn chặn sự suy giảm về sức khỏe hoặc sự phát triển của trẻ;
  • Đảm bảo trẻ em được lớn lên trong điều kiện phù hợp và nhất quán với các điều khoản về chăm sóc an toàn và hiệu quả; và
  • Thực hiện kế hoạch hành động tạo điều kiện cho mọi trẻ em có được cơ hội cuộc sống tốt nhất

Chính sách này nhấn mạnh sự cần thiết của việc trao đổi thông tin hiệu quả giữa tất cả các giáo viên, nhân viên và những nhân sự chuyên trách được chỉ định đảm nhiệm công tác bảo vệ an toàn trẻ em tại trường.

Tại UTS, Hội đồng trường và nhân viên toàn tâm, nỗ lực trong việc bảo vệ an toàn trẻ em. Chúng tôi nhận thức tầm quan trọng to lớn của việc bảo vệ an toàn của học sinh, đây là nhiệm vụ mà tất cả nhân viên có trách nhiệm và đóng vai trò chủ động nhằm ngăn chặn mối nguy tiềm tàng và ra sức bảo vệ học sinh khỏi xâm hại.

Chúng tôi tin rằng trường học là môi trường giáo dục tận tâm, tích cực, an toàn và khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển xã hội, thể chất, cảm xúc và đạo đức của tất cả học sinh. Trên hết, chúng tôi hiểu rằng việc bảo vệ an toàn trẻ em hiệu quả chỉ có thể đạt được bằng cách đặt trẻ vào trung tâm của hệ thống giáo dục, với mỗi cá nhân hoàn thành vai trò riêng của mình một cách trọn vẹn, làm việc cùng nhau để đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Nghiên cứu đã cho thấy, phòng ngừa là phương tiện chính yếu đảm bảo an toàn và an sinh cho trẻ em, và chúng tôi cam kết tập trung thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mà phòng ngừa là chưa đủ và khi đó, trẻ thực sự đã bị bỏ mặc hoặc xâm hại. Trong những trường hợp này, nhà trường và gia đình sẽ hợp tác với các cơ quan và chính quyền địa phương để có giải pháp tốt nhất.

Mục đích của chính sách này nhằm:

  • Khẳng định rằng sự phát triển của học sinh được hỗ trợ bằng các cách thức thúc đẩy sự an toàn, tự tin và tự lập.
  • Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên và tình nguyện viên về sự cần thiết của việc bảo vệ an toàn trẻ em và trách nhiệm của tập thể trong việc xác định và báo cáo các trường hợp quấy rối có thể xảy ra.
  • Quy trình báo cáo sự việc được áp dụng cho tất cả các thành viên của trong trường khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ xâm hại hoặc lạm dụng.
  • Nhấn mạnh sự cần thiết về cách trao đổi thông tin hiệu quả giữa tất cả nhân viên và những nhân sự chuyên trách được chỉ định đảm nhiệm công tác bảo vệ sức khỏe và an toàn trẻ em.
  • Nhấn mạnh việc áp dụng các chính sách, quy trình bảo vệ an toàn trẻ em và quy trình lựa chọn thích hợp đối với đối tác cung cấp dịch vụ bên ngoài có sử dụng cơ sở vật chất của trường hoặc cung cấp các hoạt động ngoài giờ học. Nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo vệ an toàn trẻ em trong các chính sách của trường liên quan đến tuyển dụng nhân viên và quản lý các cáo buộc có liên quan.

Với mục đích trên, ngoài việc phải phòng ngừa, chúng tôi chuẩn bị phương án đối phó một cách bài bản và áp dụng các biện pháp bảo vệ chống lại các mối de dọa dù ở bất kỳ hình thức nào.

1. ĐỊNH NGHĨA VỀ LẠM DỤNG

Lạm dụng và bỏ mặc là hình thức ngược đãi trẻ em.

Một người có thể lạm dụng hoặc bỏ mặc trẻ bằng cách trực tiếp gây hại, hoặc gián tiếp thông qua việc từ chối thực hiện hành động nhằm ngăn ngừa các yếu tố gây hại cho trẻ em. Trẻ em có thể bị lạm dụng trong gia đình; trong tổ chức hoặc cộng đồng; bởi những người quen biết với các em hoặc bởi một người lạ. Trẻ em có thể bị lạm dụng bởi một người trưởng thành hoặc nhiều người cùng lúc, bởi một hoặc nhiều đứa trẻ khác.

Có bốn hình thức lạm dụng và bỏ mặc trẻ em thông dụng:

  • Xâm hại thể chất
  • Xâm hại tình dục
  • Xâm hại tinh thần
  • Bỏ mặc

XÂM HẠI THỂ CHẤT

  • Cố ý gây thương tích thể chất cho trẻ em bằng các cách thức không phải do tai nạn, gây bầm tím da, bỏng, biến dạng, suy giảm sức khỏe thể chất hoặc tinh thần, mất hoặc suy giảm bất kỳ chức năng cơ thể, gây nên tử vong;
  • Tạo ra nguy cơ tổn hại thể chất đối với chức năng cơ thể của trẻ;
  • Thực hiện các hành vi tàn nhẫn hoặc vô nhân đạo bất kể thương tích có hay không thể quan sát được;
  • Những hành vi như vậy có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) các trường hợp kỷ luật cực đoan thể hiện sự coi thường nỗi đau và tinh thần của trẻ;
  • Tấn công hoặc ngược đãi trẻ em theo quy định của bộ luật hình sự hoặc chính sách nhà trường;
  • Tham gia vào các hành động hoặc thiếu sót trong hành động dẫn đến thương tích hoặc tạo ra một nguy cơ gây hại cho sức khỏe thể chất hoặc tinh thần hoặc sự phát triển của đứa trẻ;
  • Không thực hiện các bước hợp lý để ngăn chặn bất kỳ điều nào ở trên.

DẤU HIỆU NHẬN DẠNG XÂM HẠI THỂ CHẤT

  • Vết bầm tím và vết thâm trên cơ thể mà không thể giải thích được;
  • Vết bầm tím ở các giai đoạn khác nhau (màu sắc khác nhau);
  • Thương tích phản ánh hình dạng của hung khí được sử dụng (dây điện, thắt lưng, khóa, vợt bóng bàn, bàn tay);
  • Thương tích xuất hiện sau khi vắng học hoặc sau kỳ nghỉ;
  • Bỏng không giải thích được, đặc biệt là lòng bàn chân, lòng bàn tay, lưng hoặc mông;
  • Bỏng với hình dạng giống bỏng điện, sắt nóng hoặc thuốc lá;
  • Bỏng xung quanh cánh tay, chân, cổ hoặc thân;
  • Vết thương không nhất quán với lời khai của trẻ;
  • Bỏng do nhúng/ ngâm nước nóng với đường viền rõ nét;
  • Có vết xước, trầy xước hoặc rạn/ gãy xương mà không rõ lý do;
  • Những dấu hiệu xâm hại tinh thần cũng có thể là dấu hiệu nhận biết xâm hại thể chất.

XÂM HẠI TÌNH DỤC

  • Xâm hại tình dục liên quan đến việc ép buộc hoặc lôi kéo một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên tham gia vào các hoạt động tình dục, không nhất thiết phải liên quan đến mức độ bạo lực cao, cho dù đứa trẻ có nhận thức được những gì đang xảy ra hay không.
  • Các hoạt động có thể liên quan đến tiếp xúc cơ thể, bao gồm hành hung bằng cách thâm nhập (ví dụ, cưỡng hiếp hoặc quan hệ tình dục bằng miệng) hoặc các hành vi không thâm nhập như thủ dâm, hôn, cọ xát và chạm vào bên ngoài quần áo.
  • Có thể bao gồm các hoạt động không tiếp xúc, như cho phép trẻ em xem hoặc sản xuất hình ảnh tình dục, xem các hoạt động tình dục, khuyến khích trẻ em cư xử khiêu gợi hoặc chải chuốt, dụ dỗ trẻ em để chuẩn bị xâm hại (bao gồm cả qua internet), thường dẫn đến việc nạn nhân chấp nhận trách nhiệm, tội lỗi và cảm thấy xấu hổ cho hành vi tình dục của kẻ phạm tội gây ra.

DẤU HIỆU NHẬN DẠNG CỦA XÂM HẠI TÌNH DỤC

  • Kiến thức tình dục, hành vi hoặc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với độ tuổi;
  • Các mối quan hệ bất thường;
  • Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ở bất kỳ độ tuổi nào;
  • Bằng chứng về chấn thương thể chất hoặc chảy máu vùng miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn;
  • Khó khăn trong việc đi bộ hoặc ngồi;
  • Từ chối thay quần áo thể dục, sợ phòng tắm;
  • Đứa trẻ bỏ nhà đi không có lý do;
  • Không muốn ở một mình với một người khác;
  • Mang thai, đặc biệt ở độ tuổi trẻ;
  • Cách nuôi dạy bảo vệ con trẻ quá mức của phụ huynh;
  • Tiếp xúc với nội dung khiêu dâm

Xâm hại tình dục không chỉ được thực hiện bởi nam giới trưởng thành. Phụ nữ và trẻ em cũng có thể thực hiện các hành vi xâm hại tình dục.

XÂM HẠI TINH THẦN

  • Xâm hại tinh thần là việc thường xuyên ngược đãi cảm xúc của trẻ như gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sự phát triển cảm xúc của đứa trẻ.
  • Xâm hại tinh thần bao gồm việc giao tiếp cho rằng trẻ vô giá trị hoặc không được yêu thương, không phù hợp hoặc chỉ có giá trị khi trẻ đáp ứng nhu cầu của người khác.
  • Có thể bao gồm hành vi không cho trẻ cơ hội bày tỏ quan điểm của mình, hoặc ‘chế giễu’ những gì trẻ nói hoặc cách giao tiếp.
  • Có thể bao gồm kỳ vọng không phù hợp và những áp đặt lên trẻ, cũng như bảo vệ quá mức và hạn chế khám phá và học tập, hoặc ngăn chặn trẻ tham gia vào tương tác xã hội bình thường.
  • Các hành vi bắt nạt nghiêm trọng (bao gồm cả đe dọa trực tuyến), khiến trẻ em thường xuyên cảm thấy sợ hãi hoặc gặp nguy hiểm, hoặc bóc lột trẻ em.
  • Nó có thể đề cập đến một tình huống mà một đứa trẻ bị đặt vào một tình huống không thoải mái và không thích hợp cho cả người lớn và đứa trẻ.
  • Do các yếu tố như sự khác biệt về xã hội và thực tiễn văn hóa trong cách nuôi dạy bé trai và bé gái, các dấu hiệu cảnh báo xâm hại tinh thần thường liên quan đến giới tính
BÉ TRAI CÓ XU HƯỚNG: BÉ GÁI CÓ XU HƯỚNG:
  • Thái độ gây hấn
  • Nóng giận bất thường
  • Đánh nhau với bạn học hoặc anh chị em
  • Bắt nạt
  • Không nghe lời hoặc thái độ thách thức
  • Thất vọng
  • Nói dối hoặc gian lận
  • Phá phách
  • Bốc đồng hoặc thiếu kiểm soát
  • Hay tranh
  • Chọc người khác quá trớn
  • Lo lắng quá mức
  • Cô độc
  • Cô độc
  • Thụ động
  • Tìm kiếm sự chấp nhận của người khác
  • Nghe lời
  • Dễ dàng xuống tinh thần
  • Vô cùng kiên nhẫn
  • Bám chặt lấy người lớn
  • Thiếu tự tin
  • Quá phụ thuộc
  • Bướng bỉnh
  • Chọc người khác quá trớn
  • Lo lắng quá mức
  • Rối loạn thực thể (đau nhức cơ thể, bệnh tật)

DẤU HIỆU NHẬN DẠNG CỦA XÂM HẠI TINH THẦN

  • Thường làm ướt giường hoặc bẩn giường mà không do bệnh gây ra
  • Thường xuyên than phiền liên quan đến rối loạn thực thể (như nhức đầu, buồn nôn, đau bụng)
  • Bị nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài
  • Không đạt được những mốc phát triển quan trọng
  • Cách ăn mặc khác so với những trẻ khác trong gia đình
  • Bị tước đi nhu cầu sinh hoạt so với những đứa trẻ khác trong gia đình
  • Có các dấu hiệu của trầm cảm, lo sợ, thoái lùi hoặc hung hăng
  • Thể hiện hành vi cần được chú ý đến hoặc có các hành vi phá hoại (như tự gây thương tích hoặc có ý nghĩ tự tử)
  • Khi vui chơi, có các hành vi chủ ý hoặc bắt chước những hành vi, ngôn ngữ tiêu cực được sử dụng ở nhà

BỎ MẶC

  • Thể chất: không cung cấp thực phẩm hoặc nơi cư trú cần thiết, hoặc thiếu sự giám sát thích hợp – điều này bao gồm việc không cung cấp sự giám hộ thích hợp của người lớn như để trẻ em không được giám sát ở nhà trong một khoảng thời gian dài;
  • Y tế: không cung cấp điều trị y tế hoặc sức khỏe tâm thần cần thiết;
  • Cảm xúc: không chú ý đến nhu cầu cảm xúc của trẻ, không cung cấp dịch vụ chăm sóc tâm lý hoặc cho phép trẻ sử dụng rượu hoặc các loại thuốc khác, các ví dụ cụ thể có thể bao gồm lăng mạ bằng lời nói, từ chối thừa nhận sự hiện diện của trẻ em, xâm phạm quyền riêng tư mà không có lý do cụ thể, đe dọa bạo lực, v.v.
  • Tiếp xúc với bạo lực gia đình: Bất kỳ sự việc nào liên quan đến hành vi đe dọa, bạo lực hoặc lạm dụng giữa người lớn là bạn tình hoặc các thành viên gia đình. Nhìn thấy, nghe hoặc biết về cha mẹ bị lạm dụng là tổn thương đối với trẻ em, và có thể có tác động về cảm xúc và tâm lý gây tổn hại lâu dài.

Bỏ mặc là không cung cấp nhu cầu cơ bản của trẻ trong môi trường sống của trẻ.

DẤU HIỆU NHẬN DẠNG CỦA HÀNH VI BỎ MẶC TRẺ EM

  • Trẻ em không được tắm gội hoặc bị bỏ đói
  • Cha mẹ không quan tâm đến kết quả học tập của trẻ
  • Phụ huynh không phản hồi thông tin liên lạc nhiều lần từ nhà trường
  • Đứa trẻ không muốn về nhà
  • Cả cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đều vắng mặt
  • Phụ huynh không thể liên lạc được trong trường hợp khẩn cấp

2. QUY TRÌNH XỬ LÝ

Điều gì xảy ra khi giáo viên/nhân viên phát hiện ra trường hợp trẻ có khả năng (đã) bị lạm dụng hoặc bỏ mặc?

Những dấu hiệu của việc lạm dụng và bỏ mặc là hướng dẫn, cơ sở để giáo viên nhân viên dựa theo và báo cáo về Nhân viên Bảo vệ trẻ em cân nhắc trường hợp này có cần xem xét kỹ hơn không. Báo cáo phải được gửi lên khi một nhân viên có lý do hợp lý để tin rằng một đứa trẻ đã bị lạm dụng hoặc bỏ mặc.

Tất cả các báo cáo đều được bảo mật.

Hướng dẫn báo cáo ban đầu

Thông báo lạm dụng hoặc bỏ mặc là cần thiết khi một người nghi ngờ rằng một đứa trẻ đã hoặc đang bị lạm dụng hoặc bỏ mặc.

Bất cứ ai biết về tình huống như vậy phải báo cáo ngay lập tức cho các nhân viên bảo vệ trẻ em trong trường để tiến hành điều tra thêm.

Cách thức phản hồi khi trẻ khiếu nại hành vi lạm dụng

Vai trò của nhà giáo dục không phải là điều tra hoặc xác minh tình hình, mà là lập báo cáo và bắt đầu quá trình trợ giúp cho trẻ.

Sự hỗ trợ của học sinh là rất quan trọng. Để làm điều này, đây là một số điều được khuyến nghị:

  • Trấn an học sinh rằng không có vấn đề gì khi các em kể lại chuyện đã xảy ra.
  • Hỏi học sinh nếu các em muốn nói chuyện với cố vấn.
  • Nói cho học sinh biết các em có thể mong đợi những gì. Nếu không biết, hãy nói là bạn không biết nhưng hãy cho học sinh biết rằng bạn sẽ hỗ trợ các em.
  • Thể hiện thái độ bình tĩnh, cảm thông và giúp đỡ cho học sinh.
  • Tránh để học sinh phải lặp lại lời giải thích của mình cho các nhân viên khác.
  • Hãy cho học sinh biết rằng bạn sẽ phải nói chuyện với Nhân viên Bảo vệ Trẻ em để được giúp đỡ. Giải thích rằng bạn phải làm vậy vì các em có thể gặp nguy hiểm. Hãy sử dụng những câu nói như “Nếu em nói với Thầy/Cô điều gì đó khiến Thầy/Cô cảm thấy rằng em không an toàn hoặc có nguy cơ xâm hại dưới bất kỳ hình thức nào, thì Thầy/Cô sẽ cần phải nói với người khác”.
  • Trấn an học sinh rằng đó không phải là lỗi của em.
  • Ghi chú rõ ràng, chi tiết về cuộc trò chuyện.
  • Tôn trọng sự riêng tư của học sinh bằng cách không thảo luận về sự việc bên ngoài trường.
  • Sau khi báo cáo, điều quan trọng là duy trì sự hiện diện của bạn để hỗ trợ cho học sinh.

Ngoài ra:

  • Nhận thức tầm quan trọng của việc báo cáo về vụ việc càng sớm càng tốt.
  • Các thầy cô báo cáo thành khẩn và thiện chí sẽ được miễn trừ khỏi trách nhiệm dân sự.
  • Nhà trường sẽ điều tra và làm rõ sự việc đối với mỗi báo cáo.

3. QUY TRÌNH GHI NHẬN THÔNG TIN

  • Sử dụng Mẫu Báo cáo quan ngại để báo cáo về quan ngại đối với học sinh hoặc nhân viên.
  • Hãy nêu cụ thể về bối cảnh mà học sinh tố cáo/ khiếu nại.
  • Ghi lại các ghi chú bằng cách sử dụng từ ngữ của học sinh – cố gắng không thêm cách giải thích và suy đoán của bản thân (hoặc ghi chú riêng về những điều này).
  • Mô tả bất kỳ thương tích nào có thể nhìn thấy. Đưa học sinh đến y tế trường học để chụp ảnh các vết thương, vết bầm tím, vết cắt và chảy máu, và đưa vào báo cáo.
  • Ký tất cả các ghi chú với ngày và giờ cũng như họ và tên đầy đủ của người ký.
  • Các báo cáo, bản tường trình và bất kỳ ghi chú nào sẽ được gửi cho “Nhân viên Bảo vệ Trẻ em” và KHÔNG có trong hồ sơ của học sinh.

4. QUY TRÌNH BÁO CÁO NGHI NGỜ LẠM DỤNG

Mô tả quy trình:

1. Học sinh tự báo cáo hoặc được một giáo viên, nhân viên báo cáo lên cố vấn trường.

2. Giáo viên/cố vấn/nhân viên hoàn thành mẫu Bản tường trình sự việc và thông báo cho Nhân viên bảo vệ trẻ em về nghi ngờ lạm dụng trực tiếp hoặc qua email, nếu không tiện gặp mặt trực tiếp.

3. Y tá của trường, cùng với Nhân viên bảo vệ trẻ em có liên quan, kiểm tra tình trạng sức khỏe học sinh và chụp hình ảnh bằng chứng, nếu các bước trên chưa được thực hiện.

4. Nhân viên bảo vệ trẻ em có liên quan, Tổng Hiệu trưởng/ Hiệu trưởng, nhận được một bản cứng bằng văn bản của Bản tường trình.

5. Quyết định về hướng giải quyết thích hợp sẽ được đưa ra bởi Nhân viên bảo vệ trẻ em.

6. Quy định cần tuân thủ đối với các trường hợp lạm dụng trẻ em:

a. Đảm bảo sự an toàn về thể chất và tinh thần của học sinh – nếu học sinh phải đối mặt với nguy hiểm tại gia đình, (lạm dụng gia đình) trường phải chịu trách nhiệm sắp xếp chỗ ở tạm thời cho các em.

b. Đánh giá và cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp.

c. Sắp xếp một cuộc họp với phụ huynh, bao gồm cả Tổng Hiệu trưởng/ Hiệu trưởng, nếu cần thiết, ngay khi việc lạm dụng được báo cáo.

d. Tại thời điểm cuộc họp, nhà trường có thể sắp xếp tư vấn và hỗ trợ, thông qua một tư vấn tâm lý được trường phê duyệt để tham gia đưa ra lời khuyên.

e. Nếu gia đình không đồng ý với các lời khuyên từ tư vấn tâm lý, trường hợp này sẽ xem xét liệu học sinh có phù hợp để trở lại môi trường học tập hay không và liệu có nên thông báo tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

f. Chỉ có nhân viên bảo vệ trẻ em mới có thể sắp xếp một cuộc họp phụ huynh (nếu cần thiết)

7. Cố vấn viên có thể gặp học sinh và tiếp tục cung cấp hỗ trợ, theo yêu cầu của người tư vấn tâm lý.

Tất cả các báo cáo đều được bảo mật.

Mỗi sự cố lạm dụng xảy ra cần được lập thành một báo cáo riêng.

Miễn trừ về mặt pháp luật

Nhà trường sẽ không truy cứu trách nhiệm bất kỳ nhân viên nhà trường nào làm báo cáo sau này được đánh giá là sai, trừ khi có thể chứng minh rằng người đó cố tình và cố ý làm sai lệch báo cáo. Điều này có thể bao gồm báo cáo các vấn đề liên quan đến các nhân viên khác.

Nhà trường sẽ chi trả bất kỳ và tất cả các khoản phí pháp lý cho bất kỳ nhân viên nào đưa ra báo cáo về cáo buộc lạm dụng trẻ em.

Các trường hợp nghi ngờ hoặc được xác nhận là lạm dụng thể chất và tình dục, bỏ mặc về thể chất và ngược đãi cảm xúc phải được báo cáo. Người báo cáo nên có lý do hợp lý hoặc nghi ngờ hợp lý để tin rằng lạm dụng hoặc bỏ mặc trẻ em đã xảy ra. Người báo cáo không bắt buộc phải có bằng chứng. Lạm dụng xảy ra trong quá khứ phải được báo cáo miễn là đứa trẻ vẫn ở trong nhà của kẻ lạm dụng hoặc, miễn là đứa trẻ có nguy cơ trở thành nạn nhân tệ hơn từ kẻ lạm dụng.

5. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

Trường học phải là nơi an toàn nhất cho tất cả học sinh (Theo quy định về Sức khỏe và An toàn. Điều này bao gồm tất cả các khía cạnh của Sức khỏe và An toàn trường học bao gồm an toàn cháy nổ và quản lý khủng hoảng, mối quan tâm y tế và việc sử dụng tài nguyên trường học)

Cửa ra vào phải có ô kính trong suốt – giáo viên, nhân viên phải được nhìn thấy từ bên ngoài phòng.

Nhà vệ sinh của nhân viên có sẵn trong mỗi phòng trong trường. Nhân viên hạn chế dùng chung nhà vệ sinh với học sinh bất cứ khi nào có thể.

6. THỦ TỤC XỬ LÝ CÁO BUỘC LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN SỰ CỦA TRƯỜNG

Khi một học sinh tố cáo về hành vi không phù hợp của nhân viên/giáo viên nhà trường, nhà trường phải hành động tương tự như khi người bị cáo buộc là phụ huynh, người thân hoặc người khác. Giáo viên và nhân viên tiếp cận và gặp gỡ học sinh hàng ngày và sự an toàn về tinh thần và thể chất của học sinh phụ thuộc ào tiếp xúc của người lớn với học sinh, do đó việc tố cáo hành vi phạm tội của giáo viên phải được xử lý ngay lập tức.

Sự liêm chính của một trường học và một hệ thống KHÔNG phụ thuộc vào việc người phạm tội có tồn tại hay không; thay vào đó, liêm chính của trường học hoặc hệ thống phụ thuộc vào việc trường phản ứng như thế nào khi một người trong trường bị cáo buộc hành vi sai phạm. Nhiệm vụ của Tổng Hiệu trưởng/Hiệu trưởng là phòng ngừa và ngăn chặn quấy rối tình dục, cũng như cung cấp các thủ tục để giải quyết hoặc truy tố quấy rối tình dục giữa giáo viên / nhân viên và trẻ em.

Báo cáo phải được lập ra trong trường hợp chứng kiến một thành viên khác cư xử với học sinh theo cách cho thấy nguy cơ gây hại nếu họ làm việc thường xuyên với trẻ em.

Các thủ tục này áp dụng khi người lớn làm việc (trả lương hoặc không được trả lương) với trẻ em hoặc thanh thiếu niên trong môi trường giáo dục:

  • Đã thực hiện hành vi gây hại cho đứa trẻ hoặc có thể đã làm hại đứa trẻ
  • Có thể phạm tội hình sự đối với hoặc liên quan đến đứa trẻ
  • Cư xử với trẻ em theo cách có thể có nguy cơ gây hại cho trẻ

Giai đoạn 1

1. Mối quan ngại được báo cáo cho Nhân viên Bảo vệ Trẻ em, người sẽ thảo luận với Tổng Hiệu trưởng /Hiệu trưởng.

2. Phụ huynh học sinh được thông báo ngay lập tức

3. Các hạn chế được đặt ra, nếu thấy cần thiết đối với quyền tiếp xúc của giáo viên tới học sinh

Giai đoạn 2

1. Tổng Hiệu trưởng/Hiệu trưởng xem xét nội dung giáo viên báo cáo cùng với nhân chứng.

2. Giáo viên bị đình chỉ không được phép vào trường trong giai đoạn chờ điều tra.

3. Nhân viên bảo vệ trẻ em và/hoặc Tổng Hiệu trưởng/Hiệu trưởng gặp giáo viên, bên ngoài nhà trường, nếu cần thiết, để thảo luận thêm.

4. Trước bằng chứng, Tổng Hiệu trưởng/Hiệu trưởng quyết định hướng giải quyết phù hợp. Điều này có thể bao gồm một phiên điều trần với Hội đồng trường.

5. Tổng Hiệu trưởng/Hiệu trưởng có hướng giải quyết phù hợp, có thể bao gồm cảnh cáo bằng lời / cảnh cáo chính thức/sa thải.

6. Nếu cáo buộc chống lại Tổng Hiệu trưởng và/hoặc Hiệu trưởng, thì sẽ được Hội đồng trường điều tra.

Giai đoạn 3 (Bên ngoài nhà trường) Nếu người bị tình nghi được coi là có vi phạm:

1. Tổng Hiệu trưởng/Hiệu trưởng báo cáo nghi ngờ lạm dụng cho cảnh sát để điều tra.

2. Báo cáo cho các cơ quan liên quan để mở điều tra chính thức

3. Các trường hợp nghi ngờ về việc xâm hại, lạm dụng hoặc bỏ mặc Trẻ em có thể được báo cáo đến cơ quan chức năng

Tất cả nhân viên có trách nhiệm báo cáo mọi quan ngại về hành vi của đồng nghiệp có thể gây hại cho trẻ em. Bất kỳ mối quan ngại nào được nêu ra sẽ được lắng nghe một cách công bằng và bình đẳng và các cáo buộc được thực hiện rất nghiêm túc.

Các yếu tố cần cân nhắc:

  • Áp dụng các quy trình với lý lẽ và phán đoán thông thường
  • Nếu cáo buộc liên quan đến tiếp xúc vật lý, nên có cuộc thảo luận xem xét liệu bạo lực đã được sử dụng hay chưa.
  • Nên xem xét các lựa chọn kỹ càng trước khi ra quyết định đình chỉ
  • Nếu điều tra của cảnh sát hoặc chăm sóc xã hội trẻ em là không cần thiết, Tổng Hiệu trưởng/Hiệu trưởng nên xem xét các lựa chọn tiếp theo.
  • Việc từ chức/ngừng cung cấp dịch vụ không ngăn chặn việc cáo buộc được điều tra và theo dõi.
  • “Thỏa hiệp” không bao giờ được áp dụng
  • Các trường hợp trong đó một cáo buộc được chứng minh là sai, không có căn cứ không nên được đưa vào thư giới thiệu của nhân viên (hoặc trong hồ sơ nhân viên).
  • Thực hiện bình thường hóa theo từng giai đoạn hoặc cung cấp một người cố vấn có thể phù hợp nếu nhân viên đã bị tạm đình chỉ trong quá trình điều tra.

7. TUYỂN DỤNG

Việc tuyển dụng nhân viên một cách an toàn trong trường học là bước đầu tiên để bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi của trẻ em trong giáo dục. Tại UTS, chúng tôi đảm bảo thực hành tuyển dụng an toàn trong việc kiểm tra và ghi lại sự phù hợp của nhân viên và tình nguyện viên để làm việc với trẻ em.

Những điều sau đây sẽ được xem xét trước khi ra quyết định tuyển dụng:

  • Lý lịch tư pháp mới nhất từ quốc gia của giáo viên và quốc gia làm việc trước đó, nên được nhà trường tiếp nhận và tiến hành kiểm tra.
  • Nếu một giáo viên đã làm việc trong hai hoặc nhiều trường học trong vòng ba (03) năm, việc liên hệ với các trường đó là điều cần làm để tìm rõ lý do tại sao giáo viên rời đi và nếu có bất kỳ mối quan tâm nào về sự an toàn khi làm việc với trẻ em. Điều này nên được thực hiện sau khi nhận được thư giới thiệu riêng tư và bảo mật từ (các) nhà trường.
  • Đọc và đồng ý với quy tắc ứng xử của nhân viên.
  • Bất cứ khi nào có thể, nhân viên sẽ được phỏng vấn trước khi được bổ nhiệm và được cho cơ hội tiết lộ bất kỳ thông tin nào có thể gây quan ngại nếu họ làm việc trong môi trường học đường.

8. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ HÀNH XỬ

Các tiêu chuẩn hành vi yêu cầu ở nhân viên, được nêu trong Cẩm nang con người UTS. Tất cả nhân viên đọc và tuân thủ các tiêu chuẩn này.

9. ĐÀO TẠO VÀ GIÁM SÁT NHÂN VIÊN

Hàng năm, tất cả nhân viên:

  • Cần được phổ cập về chính sách, thủ tục, cập nhật của nhà trường liên quan đến bảo vệ an toàn trẻ em.
  • Được đào tạo định kỳ về bảo vệ an toàn trẻ em.

Nhân viên mới nên được tập huấn về Bảo vệ an toàn trẻ em như một phần của quá trình đào tạo:

Tất cả nhân viên nên nhận thức được các lĩnh vực sau:

  • Khi nào và ở đâu lạm dụng xảy ra.
  • Các loại lạm dụng – lạm dụng thể chất, tình cảm, lạm dụng tình dục và bỏ mặc.
  • Làm gì khi họ nghi ngờ rằng một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên đang bị hoặc đã bị lạm dụng.

Đảm bảo rằng tất cả các nhân viên làm việc với trẻ em thực hiện khóa tập huấn thích hợp để trang bị cho họ kiến thức bảo vệ trẻ em một cách hiệu quả và được cập nhật bằng cách chương trình bồi dưỡng đào tạo ít nhất ba lần hàng năm.

Nhân viên không có vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ trẻ em (theo quy định rõ ràng, phải bao gồm Hiệu trưởng / Hiệu trưởng, nơi người này không phải là người cao cấp được chỉ định) phải được đào tạo ít nhất ba năm một lần.

Nhân viên tạm thời, bao gồm giáo viên cung cấp, nhà cung cấp hoạt động và tình nguyện viên, cần được có một buổi tóm tắt về bảo vệ trẻ em.

Vai trò của Đội Bảo vệ Trẻ em là đảm bảo rằng bản thân được đào tạo bồi dưỡng trong hai khoảng thời gian hàng năm để cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình.

Đơn vị triển khai các hoặc động này cần:

  • Cung cấp lý lịch tư pháp
  • Nộp ít nhất một (01) thư giới thiệu được kiểm tra bởi nhà trường
  • Được đào tạo về Chính sách Bảo vệ Trẻ em UTS

10. THAM QUAN NGOÀI CƠ SỞ

Người lớn luôn luôn cẩn thận khi giám sát học sinh trong các chuyến thăm và đi chơi, đặc biệt là khi ở địa điểm ngoài nơi làm việc thông thường.

Người lớn ở vị trí tin tưởng nên có cách hành xử chuyên nghiệp.

Chủ sở hữu / người quản lý của các cơ sở được sử dụng cho các chuyến thăm từ các cơ sở giáo dục có trách nhiệm đảm bảo rằng:

  • Tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn
  • Cài đặt và trang bị thiết bị phù hợp và an toàn
  • Nhân viên được đào tạo về bảo vệ và có kiểm tra lý lịch thích hợp

Trước khi đặt bất kỳ chuyến thăm nào, hãy xem xét các vấn đề cho nhân viên và tình nguyện viên, bao gồm:

  • Sự phù hợp của họ
  • Họ đã được đào tạo về bảo vệ trẻ em
  • Họ có cập nhật hồ sơ lý lịch không

Tất cả các đánh giá rủi ro nên bao gồm:

  • Vấn đề giao thông
  • Sơ cứu và sắp xếp thuốc
  • Các vấn đề bảo vệ cụ thể liên quan đến một học sinh bao gồm trong chuyến thăm, ví dụ: sức khỏe, khuyết tật, truy cập, hỗ trợ
  • An ninh và giám sát
  • Tỷ lệ giáo viên, nhân viên so với học sinh.
  • Chăm sóc và các vấn đề vệ sinh cá nhân
  • Phòng cháy chữa cháy, các vấn đề về sức khỏe và an toàn
  • Xem xét các nhu cầu khác của học sinh ví dụ như giới tính và các vấn đề tôn giáo
  • Sự phù hợp của việc sắp xếp giấc ngủ cho kỳ nghỉ qua đêm, ví dụ như phòng riêng biệt cho bé trai và bé gái và vị trí phòng ngủ của nhân viên để đảm bảo giám sát đầy đủ

Lãnh đạo trường nên tiến hành đánh giá rủi ro chung liên quan đến bất kỳ hoạt động trải nghiệm nào được tổ chức.

Bất kỳ vấn đề an toàn nào xảy ra trong chuyến thăm phải được báo cáo cho Đội Trưởng hoặc Đội Phó Đội Bảo vệ trẻ em được chỉ định ngay lập tức.

Đối với tất cả các chuyến tham quan:

  • Bất cứ địa điểm tham quan nào nhà trường cũng đều cần thực hiện một chuyến thăm để đánh giá sự phù hợp của địa điểm trước khi thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào.
  • Nếu địa điểm/ chuyến thăm có yếu tố phiêu lưu mạo hiểm, hoặc nhà cung cấp đang cung cấp hoạt động, bảo hiểm cần được cung cấp từ chủ sở hữu / người quản lý
  • Điều phối viên các hoạt động trải nghiệm phải được thông báo.
  • Phải có Tổng Hiệu trưởng/Hiệu trưởng chấp thuận cho mỗi chuyến thăm.

Người giám hộ (cha/mẹ) cần có thư chấp thuận để đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên có thể tham gia vào các hoạt động trải nghiệm.

11. BẮT NẠT TRÊN MẠNG (CYBER-BULLYING)

Bắt nạt trên mạng (Cyber-bullying) là gì?

Bắt nạt trên mạng xảy ra ‘trực tuyến’ thông qua mạng công nghệ thông tin điện tử với nhiều đối tượng rộng rãi và nhiều thiết bị để giao tiếp.

Bắt nạt trên mạng có thể khiến trẻ em và thanh thiếu niên cảm thấy sợ hãi, buồn bã, bị cô lập và rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi bắt nạt có thể xảy ra ngay tại nhà riêng.

Có một số phương pháp bắt nạt trên mạng khác nhau, nhưng những phương pháp chính là:

  • Giao tiếp điện tử như tin nhắn, email, hình ảnh, tin nhắn video, sexting qua điện thoại di động, máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, v.v. cho các cá nhân hoặc nhóm.
  • Giao tiếp đe dọa, gây khó chịu hoặc xúc phạm và có thể bao gồm nội dung phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính hoặc kỳ thị đồng tính.
  • Thực hiện các cuộc gọi điện thoại lăng mạ
  • Gửi thông tin liên lạc không phù hợp có thể được chia sẻ với người khác thông qua mạng xã hội và các trang web chơi game.
  • Giao tiếp với bạn bè của nạn nhân và những người khác để cố gắng làm cho họ trở thành một phần của sự bắt nạt.
  • Thiết lập ‘hồ sơ’ trên các trang mạng xã hội để chế giễu trẻ em hoặc thanh thiếu niên.
  • Tạo danh tính giả mạo để mạo danh ai đó và gửi thông tin liên lạc không phù hợp dưới tên của họ.
  • Sử dụng phòng chat và các trang web chơi game để lạm dụng những người chơi khác, sử dụng các mối đe dọa, khóa nạn nhân ra khỏi trò chơi, lan truyền tin đồn sai lệch.
  • Gửi virus hoặc các chương trình hack có thể phá hủy máy tính của nạn nhân hoặc xóa thông tin cá nhân khỏi ổ cứng của họ.
  • Đăng thông tin thân mật, nhạy cảm và cá nhân, về ai đó mà không có sự cho phép của họ.

Các phương pháp trên cũng có thể được người lớn sử dụng để ‘mồi nhử’ trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị tổn thương để lạm dụng và tấn công tình dục. Những người này giả vờ là một người khác trên mạng để làm bạn với một đứa trẻ hoặc một người trẻ tuổi, tìm hiểu thông tin nhạy cảm hoặc có được những bức ảnh thân mật, và sau đó đe dọa sẽ tiết lộ thông tin này cho gia đình bạn bè.

Hình ảnh của học sinh và các thông tin nhận dạng khác cần được quản lý cẩn thận; cần có sự đồng ý bằng văn bản từ học sinh và phụ huynh hoặc người chăm sóc trước khi được sử dụng và hình ảnh nên được gỡ bỏ ngay sau khi học sinh rời khỏi trường.

Đánh giá và quản lý rủi ro:

  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý để ngăn chặn sự truy cập của học sinh và nhân viên vào tài liệu không phù hợp
  • Duy trì kiểm soát tất cả các ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông
  • Giáo dục học sinh nhận thức được cách sử dụng internet một cách an toàn và có trách nhiệm và phải làm gì khi có sự cố xảy ra
  • Giáo viên và nhân viên nên kiểm tra tính an toàn của tất cả các trang web và liên kết trước khi sử dụng với học sinh
  • Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nên được đánh giá rủi ro và kiểm soát cẩn thận trong môi trường học tập
  • Môi trường học tập phải được đánh giá và giám sát rủi ro kỹ lưỡng.
  • Quy trình báo cáo rõ ràng nên được đưa ra để giải quyết các vấn đề và được gửi tới tất cả nhân viên và học sinh
  • Đảm bảo rằng các chính sách “Sử dụng thiết bị công nghệ thông tin” và “An toàn mạng” đề cập tất cả các khía cạnh của công nghệ và môi trường trực tuyến

Giao tiếp với học sinh, nhân viên, phụ huynh và người chăm sóc/người giám hộ:

  • Các quy tắc về an toàn mạng và truy cập internet nên là được phổ biến trong tất cả các lớp học
  • Học sinh, nhân viên, mẹ, cha và người giám hộ nên:
    • Có một sự hiểu biết thấu đáo và nên có một phiên bản phù hợp với lứa tuổi của chính sách ‘An toàn điện tử’ và chính sách “Sử dụng thiết bị công nghệ thông tin”
    • Phụ huynh cần được thông báo rằng tất cả việc sử dụng internet có thể theo dõi và truy tìm cá nhân người dùng
    • Cần chú ý đến chính sách “An toàn mạng” trong bản tin, tài liệu quảng cáo và trên trang web cho môi trường giáo dục

12. AN TOÀN TRÊN MẠNG

Tất cả các cơ sở giáo dục phải là môi trường an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên học tập.

Mục đích của việc sử dụng internet trong môi trường giáo dục là nâng cao tiêu chuẩn giáo dục và thúc đẩy thành tích, hỗ trợ công việc chuyên môn của giáo viên nhân viên và tăng cường quản lý các hệ thống thông tin, truyền thông và quản lý giữa giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh hoặc người giám hộ.

Do đó, bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên trực tuyến có thể liên quan đến một loạt các vấn đề tiềm ẩn như bắt nạt trực tuyến, hành vi cực đoan, chải chuốt, bóc lột tình dục trẻ em và các hành vi như chụp ảnh khiêu dâm.

Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục trẻ em, thanh thiếu niên, cha mẹ, người chăm sóc và nhân viên của họ về lợi ích và rủi ro của việc sử dụng môi trường này và cung cấp các biện pháp bảo vệ và nhận thức cho người dùng để kiểm soát trải nghiệm trực tuyến của họ một cách an toàn.

Tất cả các cài đặt phải tuân thủ chính sách An toàn trên mạng của toàn trường và nên áp dụng cùng với các chính sách khác bao gồm:

  • Hành vi của học sinh và nhân viên
  • Bắt nạt
  • Chương trình giảng dạy
  • Bảo vệ dữ liệu
  • Chia sẻ và bảo mật thông tin

PHỤ LỤC 1: BẢO VỆ TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chính sách Bảo vệ Trẻ em UTS được xây dựng dựa trên Luật Trẻ em Việt Nam (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 05/4/2016) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em (CRC) mà Việt Nam đã phê chuẩn. Các quy định của pháp luật về Trẻ em đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sách của Trường:

Quy định tại Luật trẻ em Việt Nam

Một số hành vi bị nghiêm cấm:

  • Tước đoạt quyền sống của trẻ em
  • Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em
  • Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em
  • Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình

Quy định tại Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em

Bảo vệ trẻ em khỏi việc bị xâm hại, lạm dụng và bỏ mặc

Các quốc gia thành viên phải bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức ngược đãi từ cha mẹ hoặc những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ và xây dựng chương trình xã hội phù hợp nhằm ngăn chặn vấn đề xâm hại, lạm dụng, bỏ mặc và phương án can thiệp cho các nạn nhân.

Bóc lột tình dục

Các quốc gia thành viên phải bảo vệ trẻ em trước mọi hình thức bóc lột và xâm hại tình dục, bao gồm vấn nạn mại dâm và các vấn đến liên quan đến tài liệu khiêu dâm.

Thông tin liên hệ:

Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em: 111

Đường dây nóng Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em TP.HCM: 1900.54.55.59

Đường dây nóng Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM: 1800.90.69