Hệ thống Nhà UTS - UTS
Hệ thống Nhà UTS
1. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHÀ UTS

Hệ thống Nhà là một thuật ngữ thường được xuất hiện trong các hệ thống giáo dục quốc tế, với mục tiêu tạo ra các sân chơi, cơ hội để học sinh được trải nghiệm, khám phá bản thân và phát triển toàn diện. Xuyên suốt năm học, Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS sẽ tổ chức các cuộc tranh tài và sự kiện Nhà với nhiều chủ đề khác nhau nhằm khuyến khích tinh thần đồng đội, ý thức trách nhiệm, tài năng cá nhân, và quan trọng nhất, tạo ra một môi trường học tập và sinh hoạt gắn bó mật thiết, nơi học sinh nhận được nhiều sự giúp đỡ và chăm sóc không chỉ từ các thầy cô mà còn từ các thành viên của Cộng đồng UTS.

Tại UTS, chúng ta có 06 Nhà, lần lượt theo thứ tự bảng chữ cái là, Aquamarine (Ngọc xanh biển), Citrine (Thạch anh vàng), Emerald (Ngọc lục bảo), Ruby (Hồng ngọc), Sapphire (Lam ngọc) và Topaz (Hoàng ngọc). Với quan niệm mỗi học sinh đều sở hữu những tài năng riêng, như những viên ngọc quý với màu sắc và phẩm chất riêng biệt, những giáo viên tại UTS luôn nỗ lực không ngừng trong hành trình ươm dưỡng tài năng để các em có thể tỏa sáng. Chương trình Hoạt động của Hệ thống Nhà UTS tập trung vào các khía cạnh sau đây:

  • Tính Công dân Toàn cầu và Tính Bền vững
  • An toàn và Hạnh phúc
  • Học tập liên văn hóa

Bắt đầu từ Năm học 2022-2023, Hệ thống Nhà UTS đã trở thành một phần không thể thiếu của Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS trong cam kết đem đến một nền giáo dục toàn diện. Do đó, việc tham gia vào Hệ thống Nhà UTS là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả học sinh và giáo viên, nhân viên.

Mỗi Nhà của UTS sẽ mang các đặc điểm cơ bản như sau:

Aquamarine

Ngọc xanh biển

Màu sắc: Xanh nhạt

Giá trị: Bản lĩnh

Citrine

Thạch anh vàng

Màu sắc: Vàng kim

Giá trị: Sáng tạo

Emerald

Ngọc lục bảo

Màu sắc: Xanh lá

Giá trị: Học tập suốt đời

Ruby

Hồng ngọc

Màu sắc: Đỏ

Giá trị: Tôn trọng

Sapphire

Lam ngọc

Màu sắc: Xanh đậm

Giá trị: Chính trực

Topaz

Hoàng ngọc

Màu sắc: Bạc

Giá trị: Cống hiến

2. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Khi nhập học, tất cả học sinh từ Khối 3 đến Khối 12 sẽ được phân ngẫu nhiên vào một Nhà để đảm bảo rằng mỗi Nhà sẽ có đủ học sinh ở mỗi khối và số lượng nam – nữ sẽ đồng đều nhau, khuyến khích sự đa dạng và hòa nhập ở mọi khía cạnh.

Nếu học sinh có anh/chị/em ruột thì tất cả đều được phân vào cùng một Nhà để tạo điều kiện thuận lợi cho các họat động định hướng và làm quen. Phân bổ nhà sẽ được giữ nguyên khi học sinh bước qua năm học mới, nghĩa là khi được phân vào Nhà, học sinh sẽ ở nguyên tại Nhà đó khi lên lớp.

Vào những ngày diễn ra các cuộc thi và sự kiện thuộc Hệ thống Nhà, tất cả học sinh và giáo viên, nhân viên sẽ mang đồng phục áo Nhà như một biểu tượng hữu hình về mối liên hệ của từng cá nhân với tập thể Nhà, đồng thời nuôi dưỡng tình đoàn kết và tình bạn thân thiết giữa những người tham gia.

3. CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ

Tại UTS, học sinh cấp Tiểu học và cấp Trung học (bao gồm THCS và THPT) sẽ tham gia vào Hệ thống Nhà theo hai phân cấp riêng, được thiết kế khác nhau để phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Chương trình sẽ có đa dạng các hoạt động từ thể thao, hùng biện, nghệ thuật đến âm nhạc, tất cả đều hướng tới việc thể hiện các giá trị của tính công dân toàn cầu, tính bền vững, an toàn, hạnh phúc và học tập liên văn hóa.

Chương trình Hoạt động gồm 02 hạng mục thi đua khác nhau: Học thuật và Sự kiện.

Thi đua Học thuật (Hai phân cấp):

  • 02 Phân cấp thi đua: Tiểu học (K3-5) và Trung học (K6-12) sẽ được đánh giá riêng biệt.
  • Hình thức thi đua: Mỗi cá nhân thu thập điểm cho Nhà, Nhà đạt được điểm cao nhất sẽ chiến thắng hạng mục này.
  • Học sinh sẽ tích cực thu thập điểm Nhà bằng cách học tập tốt, làm việc tốt, hoặc có thái độ tích cực trong lớp học, thể hiện 06 Giá trị Cốt lõi của UTS:
    • Chính trực
    • Tôn trọng
    • Bản lĩnh
    • Cống hiến
    • Học tập suốt đời
    • Sáng tạo

Thi đua Sự kiện nhà (Một phân cấp):

Hạng mục thi đua này không phân biệt phân cấp Tiểu học hay Trung học, mỗi Nhà sẽ thi đua với các Nhà khác theo đội thay vì thi đua cá nhân như hạng mục Học thuật. Các cuộc thi và hoạt động của Hạng mục Sự kiện sẽ đặc biệt tập trung vào tuần cuối cùng của mỗi tháng.

4. TIÊU CHÍ KHEN THƯỞNG NHÀ

Hệ thống Nhà hoạt động dựa trên hai nền tảng chính:

  • Thứ nhất, Hệ thống Nhà UTS chú trọng vào việc xây dựng tinh thần đồng đội và kỹ năng hợp tác của học sinh. UTS đề cao và khen thưởng những tập thể xuất sắc, đồng thời khuyến khích mỗi cá nhân có ý thức đóng góp vào thành tích chung của tập thể.
  • Bên cạnh đó, UTS mong muốn học sinh của mình hiểu được rằng mọi nỗ lực của các em dù lớn hay nhỏ, đều có ý nghĩa lớn lao và sẽ mang lại những giá trị nhất định cho các em. Đối với chúng tôi, “Mỗi đứa trẻ là một nhân tài”, nhưng điều đó không có nghĩa chúng tôi muốn các em bị bó buộc bởi niềm tin: phải “thông minh” mới có thể thành một nhân tài hay thành công. Chúng tôi khuyến khích sự tham gia, rèn luyện và học tập không ngừng của mỗi học sinh. Vì thế, mọi sự cố gắng đều xứng đáng được khen ngợi và động viên.

Kết thúc mỗi năm học, Hệ thống nhà UTS sẽ tổ chức một Lễ công bố Nhà Vô địch của cấp Tiểu học và Trung học. Đây là sự kiện nhằm đánh dấu quá trình hoạt động của Hệ thống Nhà trong một năm, tôn vinh sự cống hiến và thành tích vượt trội của các học sinh tham gia.

Các giải thưởng đạt được bao gồm:

  • Ở hạng mục Học thuật, Nhà Vô địch của cấp Tiểu học sẽ nhận một chiếc Cúp bạc, Nhà Vô địch của cấp Trung học sẽ là Cúp vàng.
  • Ở hạng mục Sự kiện, giải thưởng dành cho Nhà Vô địch cho cả cấp Tiểu học và Trung học sẽ là Khiên Sự kiện.
  • Các Cúp và Khiên sẽ được trưng bày ở sảnh, tượng trưng cho sự xuất sắc của tập thể và là nguồn cảm hứng cho tất cả các thành viên trong cộng đồng UTS.

4.1 Hạng mục Học thuật Nhà
4.1.1 6 giá trị cốt lõi của UTS - Cơ sở xây dựng hệ thống khen thưởng

Đối với hạng mục Học thuật Nhà, giáo viên sẽ dựa vào 6 giá trị cốt lõi của UTS với các định nghĩa cụ thể như sau:

1. Sáng tạo: tạo không gian cho học sinh khẳng định bản thân là những cá nhân đặc biệt và độc nhất, thúc đẩy những trải nghiệm học tập có ý nghĩa để phát huy hết tài năng của mỗi học sinh.

2. Cống hiến: đảm bảo rằng học sinh tìm hiểu về cội nguồn của mình, rằng các em tin và hiểu vì sao mình nên đóng góp cho cộng đồng – tại trường, tại khu vực, trong nước và thế giới.

3. Bản lĩnh: cho phép học sinh tự hiện thực hóa và chấp nhận rủi ro, đứng lên bảo vệ những điều các em tin tưởng. Bản lĩnh cũng có nghĩa vượt qua giới hạn của bản thân trong khi vẫn trung thực với chính mình.

4. Chính trực: xây dựng một tinh thần trách nhiệm sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai và trưởng thành từ những lỗi lầm ấy, thành thật, xác thực và đáng tin cậy. Giáo viên và nhân viên của trường sẽ là tấm gương cho những hành vi mà Nhà trường mong đợi ở tất cả thành viên của cộng đồng trường.

5. Học tập suốt đời: thúc đẩy giá trị nội tại giáo dục trong mỗi học sinh và giáo viên, khơi dậy sự quan tâm của mọi người đối với cộng đồng và rộng lớn hơn là thế giới.

6. Tôn trọng: nghĩa là mở rộng sự chấp nhận đa văn hóa và những người khác biệt với chúng ta. Tôn trọng nghĩa là tôn trọng môi trường, cộng đồng và đối với việc xây dựng công bằng xã hội.

Dựa vào cơ sở này, chúng tôi khuyến khích giáo viên xây dựng bài giảng và hệ thống khen thưởng một cách sáng tạo sao cho phù hợp với bản thân và đối tượng học nhất.

Đối với những giáo viên chưa có hệ thống khen thưởng riêng, các giáo viên có thể tham khảo các tiêu chí sau đây để tặng điểm thưởng Nhà cho học sinh:

SÁNG TẠO

1. Độc đáo

Học sinh không bị giới hạn bởi lối suy nghĩ truyền thống. Các em có thể nhìn nhận vấn đề từ những góc nhìn mới, có suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ, và nảy ra các giải pháp độc đáo để giải quyết vấn đề.

2. Có tài ứng biến

Học sinh biết cách tận dụng những vật liệu, công cụ và tài nguyên sẵn có một cách sáng tạo để đạt được mục tiêu của mình.

3. Tò mò

Học sinh tò mò và cởi mở với những ý tưởng mới. Các em không ngần ngại đặt câu hỏi và tìm kiếm thông tin giúp bản thân giải quyết vấn đề hay sáng tạo ra điều mới.

4. Cởi mở

Học sinh đón nhận những luồng quan điểm và ý kiến khác nhau một cách cởi mở, đồng thời đề cao sự đa dạng đó trong các cuộc thảo luận/hoạt động nhóm.

5. Cách thể hiện đa dạng

Học sinh biểu đạt các ý tưởng của mình một cách hiệu quả bằng cách sử dụng các phương tiện như viết, nghệ thuật, âm nhạc, hoặc đa truyền thông.

6. Có năng lực phản tư

Học sinh nghiêm túc phân tích tác phẩm của mình, chủ động nhờ người khác góp ý và cải thiện dựa vào kết quả tự đánh giá.

7. Kiên trì

Học sinh kiên trì nỗ lực sáng tạo. Khi đối mặt với thất bại hoặc trở ngại, các em càng thể hiện rõ sự quyết tâm và kiên cường của mình.

8. Có năng lực giải quyết vấn đề

Học sinh thể hiện năng lực phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh và đưa ra các giải pháp đổi mới, sáng tạo.

9. Linh hoạt

Học sinh linh hoạt và thích ứng tốt khi hoàn cảnh thay đổi hoặc khi tiếp nhận thông tin mới.

10. Hợp tác

Học sinh biết hợp tác với các bạn để đưa ra các ý tưởng chung và phát huy khả năng sáng tạo của nhau.

CỐNG HIẾN

1. Làm thiện nguyện

Tích cực tham gia vào các hoạt động thiện nguyện do trường tổ chức, chẳng hạn như các dự án phục vụ cộng đồng, các hoạt động quyên góp, hoặc các sự kiện mang lại lợi ích cho người khác.

2. Tinh thần khởi xướng – lãnh đạo

Chủ động đảm nhận hoặc tổ chức các dự án đóng góp vào sự phát triển chung của trường.

Tham gia vào các sáng kiến thân thiện với môi trường, chẳng hạn như các chương trình tái chế, các chiến dịch dọn rác/làm sạch, hoặc các dự án thúc đẩy tính bền vững.

3. Hỗ trợ học tập

Giúp đỡ bạn bè trong học tập, chẳng hạn như dạy kèm, học nhóm, hoặc hướng dẫn, để cùng nhau tiến bộ.

4. Đóng góp sáng tạo

Chia sẻ tài năng và sự sáng tạo của mình qua các hình thức nghệ thuật, âm nhạc, văn học, v.v… để làm phong phú thêm môi trường văn hóa và nghệ thuật của trường.

5. Không phân biệt đối xử

Không ngừng nỗ lực tạo ra một bầu không khí chào đón, không phân biệt với tất cả các thành viên trong cộng đồng trường.

6. Tinh thần thể thao và đồng đội

Học sinh liên tục thể hiện tinh thần thể thao, tinh thần đồng đội, và hợp tác tốt cả trong lớp lẫn trong các giờ học ngoại khóa.

7. Tham gia vào các nhiệm vụ tổ chức

Học sinh tham gia các câu lạc bộ trường, tổ chức, và hội đồng khác nhau, mang lại đóng góp đáng kể về mặt kế hoạch và tiến hành các sự kiện nâng cao trải nghiệm học đường.

8. Hành động tử tế

Thực hiện những hành động tử tế mà không cần sự công nhận, lan tỏa sự tích cực và trắc ẩn đến cộng đồng trường bằng cách hỗ trợ bạn bè, bảo vệ môi trường, v.v…

9. Không ngừng tiến bộ

Luôn tìm cách để cải thiện bản thân và cải thiện môi trường học tập, cho thấy sự nỗ lực đối với quá trình phát triển cá nhân và vì một cộng đồng ngày một tốt đẹp hơn.

10. Hành động “Xanh” vì một Ngôi trường Sạch

Hành động để môi trường học đường thêm xanh. Những hành động có thể kể đến như bỏ rác đúng nơi quy định, trồng cây, giữ gìn các khu vực tập thể, và nhắc nhau cùng gọn gàng và sạch sẽ.

BẢN LĨNH

1. Đứng lên bảo vệ người khác

Dù sự bất công xảy ra trong hay ngoài phạm vi lớp học, học sinh vẫn dũng cảm đứng lên bảo vệ chính nghĩa. Hành động này cũng có thể thể hiện trong các buổi thảo luận hoặc các tình huống thực tế trong lớp học.

2. Hỗ trợ lẫn nhau

Học sinh tích cực tìm cách giúp đỡ người khác thông qua các hoạt động trong lớp và trong trường. Học sinh có thể giúp đỡ bạn bè trong học tập hoặc bất kỳ ai trong cộng đồng khi họ bị lạc hoặc khi cần sự hỗ trợ.

3. Chống lại bắt nạt học đường

Học sinh lên tiếng bảo vệ những người bị bắt nạt và sát cánh cùng các bạn. Có nhiều lý do vì sao một số học sinh trở thành nạn nhân của nạn bắt nạt học đường, và vì thế, những học sinh nào can đảm đứng về phía họ nên được tuyên dương.

4. Tìm sự giúp đỡ

Học sinh dũng cảm thừa nhận rằng mình đang gặp khó khăn hoặc đang tìm kiếm sự giúp đỡ, như giơ tay đặt câu hỏi khi không chắc chắn về điều gì trong giờ học, hoặc kiên trì tìm lời giải đáp cho một chủ để cụ thể, hoặc chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt tinh thần.

5. Lãnh đạo

Học sinh dũng cảm đảm nhận vai trò lãnh đạo trong lớp, trong dự án. Lớp trưởng thực hiện tốt vai trò của mình.

6. Nói trước đám đông

Dám đứng lên phát biểu, thuyết trình trước lớp hoặc trước trường, biểu diễn trước trường, v.v…

7. Biểu diễn trước trường

Học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động biểu diễn và sự kiện của trường như kịch trường, các buổi lễ trang trọng, v.v…

8. Là gương mặt đại diện cho trường

Học sinh đại diện cho trường trong các sự kiện thể thao như bóng rổ, bơi lội và các cuộc thi khác.

CHÍNH TRỰC

1. Trung thực trong học tập

Học sinh hoàn thành các bài tập, dự án của mình một cách trung thực, nói không với đạo văn hoặc gian lận. Học sinh cần dẫn nguồn tài liệu tham khảo và công nhận công sức của người khác.

2. Tôn trọng mọi người

Học sinh cần tôn trọng tất cả ý tưởng, công sức và không gian riêng của từng cá nhân. Học sinh không thực hiện, liên quan hoặc khuyến khích đến bất kì sự gian lận trong học tập nào hoặc có hành động ảnh hưởng xấu đến người khác.

3. Tuân thủ nghiêm các nội quy

Học sinh tuân thủ các nội quy và nguyên tắc được ban hành và quy định bởi nhà trường và giáo viên, bao gồm cả các quy định về việc tham gia, đóng góp và hoàn thành công việc được giao.

4. Nghiêm túc sử dụng công nghệ

Học sinh sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm và đúng mực trong lớp học. Học sinh không sử dụng các thiết bị điện tử hoặc mạng để gian lận và cạnh tranh không lành mạnh.

5. Tích cực tham gia hoạt động lớp

Học sinh chủ động tích cực tham gia các hoạt động trong lớp, từ cá nhân đến hoạt động nhóm. Học sinh đóng góp ý kiến, chia sẻ cũng như tôn trọng đóng góp của người khác.

6. Tham gia thi cử, kiểm tra có trách nhiệm

Học sinh tham gia các kì thi, kiểm tra một cách trung thực nhất, không sử dụng bất kì tài liệu không chính thống cũng như nhờ sự trợ giúp từ người khác nếu chưa được giáo viên cho phép.

7. Báo cáo vi phạm học tập

Học sinh báo cáo hành vi gian lận trong học tập với giáo viên hoặc bộ phận học thuật.

HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

1. Tò mò học hỏi

Học sinh chủ động tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh và thể hiện sự hứng thú trong học tập.

  • Học sinh luôn tìm tòi học hỏi các điều mới và mở rộng tầm nhìn của bản thân. Học sinh trải nghiệm các sở thích mới, tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc đi đến những vùng đất mới.

  • Học sinh không ngại khi đặt câu hỏi và luôn tích cực tìm thông tin cần thiết và vượt xa yêu cầu của bài tập hoặc điểm số.

2. Kiên trì học tập

Học sinh cố gắng hết sức trong công việc được giao và không bỏ cuộc nhanh chóng. Học sinh kiên trì hoàn thành cho đến cùng và trân trọng thành quả của bản thân dù là nhỏ nhất. Nếu có khó khăn hay thất bại, học sinh nỗ lực thử bắt đầu lại hoặc tìm giải pháp.

3. Sáng tạo trong học tập

Học sinh suy nghĩ một cách sáng tạo với các ý tưởng mới mẻ, táo bạo cũng như chứng tỏ khả năng sáng tạo của bản thân qua những thành quả nhất định.

4. Giải quyết vấn đề

Học sinh cố gắng tìm giải pháp cho mọi vấn đề, suy nghĩ thấu đáo và đưa ra quyết định. Học sinh tự tìm phương án giải quyết khó khăn nhưng vẫn có thể tìm sự hỗ trợ từ giáo viên khi cần thiết.

5. Giao tiếp

Học sinh biểu đạt rõ ràng, chủ động lắng nghe và giao tiếp hiệu quả với mọi người. Học sinh tích cực sử dụng lời nói để biểu đạt suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.

6. Đồng cảm

Học sinh thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với nhau. Học sinh nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của đối phương, thể hiện lòng tốt và trắc ẩn với mọi người.

7. Trách nhiệm

Học sinh chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân, tuân thủ luật lệ và hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập. Học sinh làm chủ hành động và làm tròn trách nhiệm của chính mình.

8. Hợp tác

Học sinh thể hiện tốt trong các công việc chung, chia sẻ ý tưởng và thoả hiệp với nhau. Khuyến khích học sinh làm việc cùng nhau trong các dự án nhóm và thực hiện thay phiên nhau.

9. Thích ứng

  • Học sinh thích ứng với mọi tình huống, đương đầu với đổi mới và linh hoạt. Học sinh sẵn sàng thử sức với điều mới, đón nhận sự thay đổi và chào đón học sinh mới vào Nhà của mình, v.v…

  • Học sinh trân trọng giá trị Học tập Suốt đời có khả năng thích ứng linh hoạt với thay đổi. Học sinh này không ngại học hỏi điều mới và thay đổi cách suy nghĩ của bản thân.

10. Tự đánh giá

  • Học sinh có khả năng tự đánh giá tình hình học tập của mình, đặt mục tiêu cho bản thân và theo dõi sự tiến bộ của chính mình.

  • Học sinh suy ngẫm về những gì đã học và làm sao để có thể tiến bộ hơn.

  • Học sinh tích cực nhìn nhận những bài học giá trị từ sự thất bại.

  • Học sinh thể hiện giá trị Học tập suốt đời sẵn sàng rút kinh nghiệm từ lỗi lầm của mình và cải thiện khả năng bản thân.

  • Học sinh không ngại nhận đánh giá, phê bình từ đối phương, ngay cả khi đó là nhận xét tiêu cực.

TÔN TRỌNG

1. Thái độ học tập trong lớp

  • Chủ động lắng nghe, tập trung khi người khác đang nói (bạn học hoặc giáo viên)

  • Giơ tay trước khi phát biểu, chờ đến lượt mình để nói khi thảo luận

  • Bảo vệ tài sản của lớp học, giữ gìn đồ dùng trong lớp học và nói không với mọi hành động phá hoại.

2. Tương tác với bạn bè cùng lứa

  • Giúp đỡ bạn cùng lớp, hỗ trợ trong học tập và các vấn đề khác.

  • Hoà đồng với nhau trong tất cả các hoạt động.

  • Tránh nói sau lưng nhau, không tham gia vào bất kì cuộc đàm thoại nói về điều không tốt của bạn mình

3. Tôn trọng bề trên

  • Xưng hô lịch sự lễ phép, biết cách nhờ và cảm ơn lịch sự

  • Tuân theo mọi sự hướng dẫn của giáo viên và bề trên

  • Chấp nhận phản ánh, nhận xét và phê bình

4. Công dân số

  • Tương tác trực tuyến lành mạnh, văn minh và nói không với bạo lực mạng

  • Luôn dẫn nguồn tham khảo và tôn trọng thành phẩm công việc trực tuyến của người khác.

5. Sinh hoạt dưới sân trường

  • Giữ gìn tài sản nhà trường, không xả rác

  • Xếp hàng nghiêm túc khi ở căn tin, thư viện….

  • Hỗ trợ trong các hoạt động sự kiện của nhà trường: hoạt động tình nguyện, dọn vệ sinh trường….

6. Giải quyết mâu thuẫn

  • Sử dụng lời nói để giải quyết, không gây hấn với nhau

  • Hướng đến sự hoà giải, tìm sự giúp đỡ trong khi giải quyết mâu thuẫn.

  • Xin lỗi khi làm sai, nhận lỗi và xin lỗi.

7. Sinh hoạt cộng đồng

  • Giúp đỡ mọi người, hỗ trợ các thành viên trong cộng đồng của mình cũng như thực hiện các dịch vụ cộng đồng.

  • Là gương mặt đại diện của nhà trường nên luôn cư xử đúng mực nơi công cộng, đặc biệt trong các hoạt động dã ngoại cùng trường.

Vì mỗi giáo viên sẽ có cách khen thưởng và khung điểm khen thưởng riêng trong phạm vi lớp học, do vậy, để đảm bảo rằng sự công bằng được diễn ra xuyên suốt, Hội đồng Nhà UTS sẽ tính điểm dựa vào quy chế như sau:

1. Báo cáo điểm mỗi ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng: Mỗi giáo viên báo cáo điểm Nhà của tất cả các lớp mình dạy vào mỗi ngày, mỗi tuần hoặc cuối mỗi tháng trên ứng dụng nhâp điểm thường Nhà. Số điểm của mỗi học sinh sẽ được hệ thống tự động tính sau mỗi lần nhập.

2. Quy đổi điểm: Sau ngày 25 mỗi tháng, hệ thống sẽ bắt đầu xếp hạng các thành viên trong lớp dựa vào tổng điểm sau cùng và quy đổi điểm dựa theo thứ hạng sau đây:

    • Top 1: +10 điểm thưởng cho Nhà tương ứng
    • Top 2-5: +8 điểm thưởng cho Nhà tương ứng
    • Top 6-10: +5 điểm thưởng cho Nhà tương ứng
    • Top 11-15: +3 điểm thưởng cho Nhà tương ứng

Những học sinh có số điểm ngang nhau sẽ được tính đồng hạng.

Những học sinh còn lại, không nằm trong top 1 – top 15 nhưng vẫn đạt được điểm: +1 điểm thưởng cho Nhà tương ứng

Những học sinh không có điểm: không cộng điểm cho Nhà tương ứng.

4.1.2 Học sinh vượt trội của tháng

Mỗi tháng trong năm học sẽ tương ứng với một Giá trị Cốt lõi của UTS. Theo đó, vào cuối mỗi tháng, các giáo viên sẽ chọn ra những học sinh có nỗ lực vượt trội trong việc thể hiện giá trị đó trong học tập. Với những học sinh này, các em cũng sẽ nhận được 10 điểm thưởng cho Nhà tương ứng bên cạnh một Giấy chứng nhận từ Ban Giám hiệu UTS.

4.1.3 Các cuộc thi Quốc gia và Quốc tế

Những học sinh tham gia vào các kỳ thi sau đây cũng được cộng điểm khuyến khích cho Nhà tương ứng:

1. International Mathematics Contest

2. Thailand International Mathematical Olympiad

3. Singapore & Asian Schools Math Olympiad

4. World Scholar’s Cup

5. Genius Olympiad

6. International Kangaroo Math Contest

7. Universal Competition of Educational Poster

8. Youth Friendship for Peace, Asia Pacific Arts Festival

9. Syllabus World Championship 2023

10. Global Junior Math Aptitude Test

11. HongKong International Mathematical Olympiad

12. Eurasian Spelling Bee

13. Vietnam Science and Engineering Fair (VISEF)

14. International Science and Engineering Fair (ISEF)

15. Robotacon WRO (World Robot Olympiad)

16. Cuộc thi cầu lông cấp thành phố

17. Cuộc thi nét vẽ xanh

18. Cuộc thi thể thao cấp Quận

19. Học sinh giỏi cấp Quận

20. Học sinh giỏi cấp Thành phố

21. VIOEDU

Lưu ý:

Đây là danh sách tham khảo. Tất cả các giải thưởng đều phải được công nhận bởi Ban Giám hiệu UTS mới được nhận điểm thưởng Nhà.

Đạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa
  • Đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: +10
  • Đạt giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh: +8
  • Đạt giải ba cấp tỉnh: +5
Đạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức.

Đối với giải cá nhân:

  • Đạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp chỉnh hoặc Huy chương vàng: +10

  • Đạt giải khuyến khích quốc gia hoặc giải tư cuộc thi KHKT cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương bạc: +8

  • Đạt giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng: +5

Đạt giải cá nhân trong kỳ thi quốc tế

Vòng chung kết quốc gia:

  • Giải xuất sắc: +10

  • Giải nhất/Huy chương vàng: +8

  • Giải nhì/Huy chương bạc: +5

  • Giải ba/Huy chương đồng: +3

  • Giải khuyến khích: +1

Trong trường hợp không có giải xuất sắc thì tính như sau:

  • Giải nhất/Huy chương vàng: +8

  • Giải nhì/Huy chương bạc: +5

  • Giải ba/Huy chương đồng: +3

  • Giải khuyến khích: +1

Vòng chung kết quốc tế:

  • Giải nhất/Huy chương vàng: +35

  • Giải nhì/Huy chương bạc: +25

  • Giải ba/Huy chương đồng: +20

  • Giải khuyến khích: +15

4.2 Hạng mục Sự kiện Nhà
4.2.1 Các sự kiện và cuộc thi Nhà

Thứ hạng Điểm thưởng tập thể
Hạng 1 +6 điểm
Hạng 2 +5 điểm
Hạng 3 +4 điểm
Hạng 4 +3 điểm
Hạng 5 +2 điểm
Hạng 6 +1 điểm

 

4.2.2 Các sự kiện và cuộc thi trong và ngoài trường

Đạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức.

Đối với giải cá nhân:

  • Đạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp chỉnh hoặc Huy chương vàng: +10

  • Đạt giải khuyến khích quốc gia hoặc giải tư cuộc thi KHKT cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương bạc: +8

  • Đạt giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng: +5

Đạt giải cá nhân trong kỳ thi quốc tế

Vòng chung kết quốc gia:

  • Giải xuấc sắc: +10

  • Giải nhất/Huy chương vàng: +8

  • Giải nhỉ/Huy chương bạc: +5

  • Giải ba/Huy chương đồng: +3

  • Giải khuyến khích: +1

Trong trường hợp không có giải xuất sắc thì tính như sau:

  • Giải nhất/Huy chương vàng: +10

  • Giải nhì/Huy chương bạc: +8

  • Giải ba/Huy chương đồng: +5

  • Giải khuyến khích: +1

Vòng chung kết quốc tế:

  • Giải nhất/Huy chương vàng: +35

  • Giải nhì/Huy chương bạc: +25

  • Giải ba/Huy chương đồng: +20

  • Giải khuyến khích: +15