Học sinh nuôi dưỡng sự tò mò, rèn luyện các kỹ năng học tập trọn đời để tự tìm tòi và nghiên cứu có định hướng. Học sinh nhiệt tình học hỏi và duy trì sự yêu thích đối với việc học trong một cộng đồng tin tưởng vào tư duy phát triển và năng lực bản thân.
Trên hành trình theo đuổi sứ mệnh giáo dục cao cả, chúng tôi thấu hiểu rằng giáo dục tạo ra ý nghĩa xã hội rất lớn. Giáo dục có thể thay đổi một thế hệ, một cộng đồng, một đất nước và thậm chí cả thế giới. Chính vì điều đó, UTS nói riêng và Hệ thống Giáo dục Văn Lang nói chung luôn xác định và hiểu rõ sứ mệnh của mình, là người dẫn dắt những thế hệ nhân tài tương lai cam kết tạo ra ý nghĩa cho cộng đồng và linh hoạt với sự thay đổi toàn cầu.
Thông điệp từ Hiệu trưởng
HIỆU TRƯỞNG
Cô Nguyễn Thị Ngọc Lan
Trường UTS là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Giáo dục Văn Lang với uy tín và bề dày kinh nghiệm gần ba mươi năm trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. UTS là một ngôi trường trẻ được thành lập vào năm 2018, vì thế mà sự sống động và tươi mới có thể được cảm nhận từ khắp các hành lang đến các lớp học, trong một khuôn viên được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, tọa lạc tại những khu vực thuận lợi trong trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trở thành trường quốc tế song ngữ hàng đầu tại Việt Nam với danh tiếng trên toàn thế giới về sự xuất sắc trong giảng dạy và học tập.
UTS kiến tạo môi trường học tập an toàn, tận tâm và sáng tạo, truyền cảm hứng cho tất cả học sinh phát triển tài năng và nhân cách để các em trở thành những người học tập trọn đời hoàn thiện và những nhà lãnh đạo nhân ái góp phần thay đổi thế giới tốt đẹp hơn.
Mục tiêu của Trường UTS là chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống trong thế kỷ 21 bằng cách giúp học sinh phát triển những kỹ năng học hỏi và trở thành những cá nhân phát triển toàn diện và luôn tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh.
Nhận diện tài năng của từng đứa trẻ
Tăng cường tập trung năng lực STEM, nhân văn học, nghệ thuật, giáo dục thể chất
Cân bằng giá trị truyền thống Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế
Quan tâm tất cả mọi khía cạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Tất cả giáo viên, nhân viên tại UTS là những tấm gương, người truyền cảm hứng cho học sinh
Ươm dưỡng tri thức, giá trị bên trong và kỹ năng xã hội, tạo nên ý nghĩa tích cực cho cộng đồng
Lấy học sinh là trung tâm và chú trọng học tập trải nghiệm
Lộ trình xuyên suốt từ Mầm non đến Lớp 12
Mầm non
Ươm dưỡng tình yêu học tập trong con qua các trải nghiệm bằng giác quan
Tiểu học
Xây dựng và vun đắp nền tảng từ những ngày đầu tiên.
THCS
Đồng hành cùng trẻ trên hành trình khám phá thế mạnh của bản thân.
THPT
Định hướng cho trẻ hội nhập và vững vàng ra biển lớn.
Phương pháp giảng dạy
Dự án được đưa vào chương trình học nhằm áp dụng lý thuyết vào thực tế. Các em vận dụng kiến thức để tạo nên sản phẩm học tập mang nét riêng của mỗi nhóm. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình thông qua việc giới thiệu sản phẩm đến lớp. Hơn nữa, dự án còn giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo.
Dạy học truy vấn giúp trí não học sinh được kích thích và vận động liên tục, rèn luyện tư duy logic cũng như khả năng giải quyết vấn đề. Đặc biệt đối với các môn khoa học tự nhiên, phương pháp này còn giúp khơi dậy bản năng tò mò vốn có của học sinh, giúp các em tìm hiểu về thế giới. Muốn biến ước mơ trở thành hiện thực, mỗi học sinh phải có được sự tin tưởng vào chính mình và điều này chỉ có được khi người học tự khám phá kiến thức, trao đổi, thảo luận về nội dung cần tìm hiểu.
Trong các tiết học đảo ngược, tôi cố gắng giảm tối đa vai trò “dạy” của mình. Thay vào đó, tôi tổ chức hoạt động theo nhóm, nơi học sinh tự tìm câu trả lời cho bài học, tự trình bày và “dạy học” lẫn nhau, sau đó tôi mới điều chỉnh và tổng hợp kiến thức. Hoạt động này khuyến khích học sinh thoải mái trình bày ý tưởng và ghi nhớ bài học được lâu hơn.
Để các em hiểu được khái niệm hay vấn đề nào đó, tôi bắt đầu với những gợi ý bằng hình ảnh, câu chuyện, từ khóa. Từ đó các em cần tìm ra điểm đặc biệt và mối liên kết để suy ra nội dung khái niệm. Phương pháp này tập cho các em cách suy luận từ các manh mối hoặc nguồn thông tin hạn hẹp, từ đó hình thành tư duy tổng hợp và phân tích.
Để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tôi thường đưa ra một vài “thử thách” nho nhỏ trong tiết học để các con tìm ra cách giải quyết. Với những “thử thách” như vậy, sẽ không có câu trả lời nào đúng hay sai mà cốt lõi chính là việc học sinh tự tin kiến tạo và trình bày giải pháp của mình.
6 giá trị cốt lõi
Chính trực
Học sinh Trường UTS biết giữ chữ tín, luôn đề cao sự thật, nói không với các hành vi không trung thực, sai trái trong xã hội.
Tôn trọng
Học sinh Trường UTS tôn trọng bản thân cũng như những cá nhân và nền văn hóa khác song song giữ gìn bản sắc dân tộc.
Bản lĩnh
Học sinh Trường UTS mạnh dạn đương đầu với thử thách, thể hiện quan điểm với vốn kiến thức, kỹ năng vững chắc.
Cống hiến
Học sinh Trường UTS vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học để giúp ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.
Học tập suốt đời
Học sinh Trường UTS không ngừng khám phá, học hỏi kiến thức từ môi trường xung quanh và áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Sáng tạo
Học sinh Trường UTS có tinh thần đổi mới, sáng tạo, biết phát triển và vận dụng những ý tưởng mới.
Chân dung học sinh
- Người Tự Học
- Người Tư Duy
- Người Sáng Tạo
- Người Thấu Hiểu
- Người Tạo Ý Nghĩa
Học sinh nuôi dưỡng sự tò mò, rèn luyện các kỹ năng học tập trọn đời để tự tìm tòi và nghiên cứu có định hướng. Học sinh nhiệt tình học hỏi và duy trì sự yêu thích đối với việc học trong một cộng đồng tin tưởng vào tư duy phát triển và năng lực bản thân.
Học sinh khám phá và tiếp thu, phân tích và vận dụng kiến thức tích hợp từ nhiều lĩnh vực. Học sinh sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện để tìm kiếm và đánh giá các quan điểm, cũng như kiểm soát và cân bằng các khía cạnh của cuộc sống về mặt thể chất, trí tuệ và cảm xúc.
Học sinh tích cực sáng tạo thông tin và tri thức, sử dụng tư duy đổi mới để giải quyết và ứng phó với thế giới nhiều bất định bằng những lập luận và đánh giá tốt. Học sinh chế tạo ra các sản phẩm, giải pháp, ý tưởng độc đáo và đột phá. Học sinh kiên trì đối mặt với những thách thức và sự thay đổi.
Học sinh ghi nhận, cố gắng thấu hiểu và trân trọng sự khác biệt và sự phụ thuộc lẫn nhau với con người và thế giới xung quanh. Học sinh hợp tác để cùng nhau phát triển và phấn đấu vì mục tiêu chung. Học sinh thể hiện sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, sự tôn trọng và lòng biết ơn.
Học sinh khám phá ý nghĩa thực sự và mục đích lâu dài của việc học cho bản thân và cho người khác. Học sinh hành động với sự chính trực, lạc quan và tôn trọng phẩm giá của người khác. Học sinh quan tâm và kết nối với các vấn đề, ý tưởng mang ý nghĩa địa phương, quốc gia và toàn cầu. Học sinh sống có trách nhiệm và hướng đến việc phục vụ cộng đồng, tạo ra tác động tích cực, truyền cảm hứng đến cuộc sống của người khác và thế giới xung quanh.
Học sinh khám phá và tiếp thu, phân tích và vận dụng kiến thức tích hợp từ nhiều lĩnh vực. Học sinh sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện để tìm kiếm và đánh giá các quan điểm, cũng như kiểm soát và cân bằng các khía cạnh của cuộc sống về mặt thể chất, trí tuệ và cảm xúc.
Học sinh tích cực sáng tạo thông tin và tri thức, sử dụng tư duy đổi mới để giải quyết và ứng phó với thế giới nhiều bất định bằng những lập luận và đánh giá tốt. Học sinh chế tạo ra các sản phẩm, giải pháp, ý tưởng độc đáo và đột phá. Học sinh kiên trì đối mặt với những thách thức và sự thay đổi.
Học sinh ghi nhận, cố gắng thấu hiểu và trân trọng sự khác biệt và sự phụ thuộc lẫn nhau với con người và thế giới xung quanh. Học sinh hợp tác để cùng nhau phát triển và phấn đấu vì mục tiêu chung. Học sinh thể hiện sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, sự tôn trọng và lòng biết ơn.
Học sinh khám phá ý nghĩa thực sự và mục đích lâu dài của việc học cho bản thân và cho người khác. Học sinh hành động với sự chính trực, lạc quan và tôn trọng phẩm giá của người khác. Học sinh quan tâm và kết nối với các vấn đề, ý tưởng mang ý nghĩa địa phương, quốc gia và toàn cầu. Học sinh sống có trách nhiệm và hướng đến việc phục vụ cộng đồng, tạo ra tác động tích cực, truyền cảm hứng đến cuộc sống của người khác và thế giới xung quanh.